Báo Đồng Nai điện tử
En

Đổi mới công tác tuyên truyền an toàn giao thông

08:08, 08/08/2021

Qua phân tích của các cơ quan chức năng, các vụ tai nạn giao thông cho thấy, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn thấp, đây chính là nguyên nhân gây ra phần lớn các vụ va chạm và tai nạn giao thông. Trước thực trạng này, từ nhiều năm nay các cấp, ngành chức năng đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của người dân.

Qua phân tích của các cơ quan chức năng, các vụ tai nạn giao thông cho thấy, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn thấp, đây chính là nguyên nhân gây ra phần lớn các vụ va chạm và tai nạn giao thông. Trước thực trạng này, từ nhiều năm nay các cấp, ngành chức năng đã chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của người dân.

Mới nhất là vào năm 2019, Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30-12-2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Đến nay, các quy định này đang dần đi vào đời sống, góp phần kéo giảm tai nạn, ùn tắc giao thông và từng bước thay đổi thói quen tham gia giao thông của người dân.

Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông luôn là mục tiêu quan trọng mà Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện và được vận động, tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, qua đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông chưa thực sự đi vào thực chất, còn mang tính hình thức.

Tại nhiều nơi, việc vi phạm còn phổ biến dù mức phạt hiện nay đã tăng cao và nhiều hành vi vi phạm bị phạt ở mức kịch khung như: nồng độ cồn, chở quá tải, chạy quá tốc độ… Một số tuyến đường nếu có lực lượng chức năng tổ chức tuần tra, giám sát trực tiếp thì vi phạm giảm, nhưng khi cảnh sát giao thông quay đi thì nhiều người thản nhiên vi phạm. Vi phạm giao thông ở khu vực nông thôn, miền núi còn cao hơn so khu vực đô thị. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về giao thông chưa phổ biến rộng rãi và chưa đi sâu vào từng đối tượng, khu vực cụ thể.

 Để giải quyết vấn đề vi phạm giao thông, trước hết cần làm tốt công tác xây dựng và thực thi tốt các quy định pháp luật. Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật có tính chất then chốt, vì nếu chúng ta có quy định pháp luật tốt nhưng người dân không biết thì cũng không hiệu quả. Ngoài ra, các cấp ủy Đảng, chính quyền, mọi đảng viên, công chức, các tổ chức đoàn thể đều phải nắm rõ quy định pháp luật thì mới thực hiện tốt, mới hướng dẫn, tuyên truyền cho người thân và những người xung quanh mình thực hiện theo đúng quy định.

Mặt khác, cần phổ biến, tuyên truyền giúp người dân hiểu các quy định và cách thức ứng xử văn minh, đúng pháp luật trong quá trình tiếp xúc với lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ. Động viên, cổ vũ, khuyến khích những tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến cùng với việc phê bình, lên án những hành vi vi phạm quy định trong tham gia giao thông cũng như trong thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một trong những biện pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người tham gia giao thông một cách văn minh và an toàn.

Hải Dương

Tin xem nhiều