Hỏi: Là người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án chia thừa kế có liên quan đến người ở nước ngoài. Không đồng ý với phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm, tôi kháng cáo và được tòa án ban hành thông báo kháng cáo, nhưng tòa án buộc tôi phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài. Tòa án yêu cầu như vậy có đúng không, xin được luật sư hướng dẫn?
Ngô Văn Hạnh (huyện Long Thành)
- Trả lời: Về chi phí liên quan đến việc ủy thác tư pháp, Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành quy định như sau: Tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài là số tiền mà tòa án tạm tính để chi trả cho việc ủy thác tư pháp khi tiến hành thu thập, cung cấp chứng cứ, tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, triệu tập người làm chứng, người giám định và các yêu cầu tương trợ tư pháp có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.
Bên cạnh đó, luật cũng xác định, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc đương sự khác trong vụ án phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài khi yêu cầu của họ làm phát sinh việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài…
Do vụ án mà anh tham gia với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, tòa án xét xử sơ thẩm yêu cầu anh nộp chi phí ủy thác tư pháp là đúng, vì yêu cầu kháng cáo của anh làm phát sinh việc ủy thác tư pháp ra ngước ngoài
Việc nộp tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp để tòa án chi trả cho việc tống đạt thông báo kháng cáo đến đương sự ở nước ngoài biết có việc kháng cáo để họ có ý kiến về việc kháng cáo của anh.
Lưu ý, nếu anh không phải chịu chi phí ủy thác tư pháp thì người phải chịu chi phí ủy thác tư pháp theo quyết định của tòa án phải hoàn trả cho anh số tiền đã nộp.
Luật sư Ngô Văn Định
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin