Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Thống Nhất xuất hiện một số người sử dụng bẫy kết hợp với máy ghi âm phát tiếng hót của chim sẻ. Đây là hình thức bẫy chim trời có tính tận diệt rất cao.
Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Thống Nhất xuất hiện một số người sử dụng bẫy kết hợp với máy ghi âm phát tiếng hót của chim sẻ. Đây là hình thức bẫy chim trời có tính tận diệt rất cao.
Những chiếc bẫy chim được làm từ gỗ hoặc sắt hình chữ L. Ở phía trên có thanh ngang dài từ 1,2-1,5m được gắn chất kết dính, thanh dọc dài khoảng 2-3m. Khi phát hiện đàn chim sẻ, “thợ săn” để bẫy cố định tại cột điện, mái nhà, trên cây cao... gần chỗ chim đang trú ngụ. Nghe âm thanh từ loa phát ra, loại chim này sẽ tưởng tiếng hót của đồng loại nên bay đến đậu vào chiếc bẫy có chim mồi. Ngay lập tức, chúng bị dính vào keo, không thể thoát được. Tôi đã chứng kiến lần đi bắt chim của một thanh niên. Người này thao tác khá thuần thục khi đặt bẫy tại một cột điện thuộc ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2 (huyện Thống Nhất). Trong vòng 5 phút, người “thợ săn” đã tóm được 15 con chim sẻ. Nói về nghề bẫy chim trời, người thanh niên cho biết, nếu gặp may thì trong ngày có thể bẫy được cả trăm con chim sẻ.
Tôi nhẩm tính, nếu có vài chục “thợ săn” chim thì chỉ vài năm nữa khả năng loài chim này sẽ biến mất khỏi bầu trời. Khi ấy, việc sản xuất nông nghiệp chắc chắn bị ảnh hưởng, bởi chim trời cũng góp phần loại trừ sâu bọ để cây trồng phát triển.
Nguyên Ba (huyện Thống Nhất)