Thời gian gần đây, tình trạng người ăn xin ngồi vật vờ ở một số tuyến đường trong nội ô TP.Biên Hòa lại tái diễn. Đây là những người đi đứng khá nhanh nhẹn, thậm chí còn mạnh khỏe, tay chân lành lặn nhưng họ vẫn nhẫn nại ngồi một chỗ hàng buổi để chờ bá tánh bố thí.
Thời gian gần đây, tình trạng người ăn xin ngồi vật vờ ở một số tuyến đường trong nội ô TP.Biên Hòa lại tái diễn. Đây là những người đi đứng khá nhanh nhẹn, thậm chí còn mạnh khỏe, tay chân lành lặn nhưng họ vẫn nhẫn nại ngồi một chỗ hàng buổi để chờ bá tánh bố thí.
2 “cái bang” đang xin tiền khách ngay trước Co.opmart Biên Hòa. |
Thực ra, xã hội có thể thông cảm với những người hành khất bị tàn tật hoặc già ốm không nơi nương tựa buộc phải đi xin ăn, bởi đây là cách “chẳng đặng đừng.” Nhưng đối với những người tay chân lành lặn mà lười lao động và không có lòng tự trọng thì cần phải phê phán. Thực tế, có những trường hợp liệt 2 chân, thậm chí không có cả 2 tay nhưng vẫn cố gắng bằng sức lực ít ỏi của mình để đi bán vé số chứ không mong người khác giúp đỡ. Đây là điều đáng trân trọng, vì họ “tàn” nhưng không “phế”. Đáng tiếc là có những người không biết sĩ diện nên mới làm “cái bang”, mặc ai đó cười chê.
Hàng ngày, ở trước Co.opmart Biên Hòa (phường Tân Tiến, TP.Biên Hòa) luôn có 2 người ngồi dưới trụ điện xin tiền khách. Thấy có người, 2 người này liền chìa chiếc mũ hoặc ca nhựa ra trước mặt nên đôi lúc làm người đi đường giật mình vì bị bất ngờ và khó chịu. Mỗi lần đến đây, tôi đều gặp 2 người này nhưng chưa lần nào cho họ tiền. Không phải tôi tiếc tiền, song chính hành động thương cảm của khách khi bỏ vào tay họ ít đồng bạc đã khiến thành phần này ỷ lại, không muốn lao động.
Rõ ràng, hình ảnh “cái bang” xuất hiện trên đường nhìn rất phản cảm, nhếch nhác. Hơn nữa, Biên Hòa đã là đô thị loại I rất cần nếp sống văn minh thì không thể chấp nhận nạn ăn xin trên đường phố.
Hoàng Duy (phường Tân Mai, TP.Biên Hòa)