Hỏi: Ông bà nội tôi vừa qua đời trong vụ tai nạn giao thông và không để lại di chúc. Ông bà có nhiều đất tại tỉnh Long An. Do cha tôi mất cách đây 3 năm, chú tôi cho biết tôi làm công nhân,không phải nông dân nên không được nhận thừa kế vì di sản là đất trồng lúa. Việc này có đúng không, xin được luật sư tư vấn.
Hỏi: Ông bà nội tôi vừa qua đời trong vụ tai nạn giao thông và không để lại di chúc. Ông bà có nhiều đất tại tỉnh Long An. Do cha tôi mất cách đây 3 năm, chú tôi cho biết tôi làm công nhân,không phải nông dân nên không được nhận thừa kế vì di sản là đất trồng lúa. Việc này có đúng không, xin được luật sư tư vấn.
Nguyễn Hải Thanh (phường An Bình, TP.Biên Hòa)
Trả lời: Theo thông tin bạn cung cấp thể hiện ông bà nội không để lại di chúc, nên di sản thừa kế của ông bà được phân chia theo pháp luật. Nghĩa là chia theo hàng thừa kế: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: cha, mẹ, vợ, chồng, con cái, kể cả con chưa thành niên hoặc thành niên nhưng không có khả năng lao động; hàng thừa kế thứ hai gồm: anh, chị, em ruột của người chết…
Do cha bạn mất trước ông bà nội, nên bạn là người thừa kế thế vị của cha. Nghĩa là bạn nhận phần di sản thừa kế của ông bà nội thay cho cha bạn. Ví dụ, ông bà nội của bạn có 2 người con, trong đó ông bà nội của bạn không có con nuôi, con ngoài giá thú thì di sản thừa kế của ông bà nội được chia thành 2 phần bằng nhau và bạn cùng anh chị em của bạn nhận 1/2 trị giá tài sản thừa kế (nhận thay phần của cha bạn), 1/2 di sản còn lại là của người chú bạn, nếu không có thỏa thuận khác.
Việc bạn nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất trồng lúa pháp luật không cấm. Vì theo Luật Đất đai năm 2013, quy định về người không phải là nông dân không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng trồng lúa chứ không quy định việc nhận di sản thừa kế. Như vậy, chú của bạn nói không đúng về việc bạn nhận di sản thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa của ông bà nội bạn.
LS.Ngô Văn Định