Báo Đồng Nai điện tử
En

Ủy quyền sử dụng đất

08:03, 15/03/2021

Hỏi: Tôi nhận chuyển nhượng một lô đất có diện tích khoảng 100m2 để làm nhà trên tổng diện tích 3.500m2, nhưng bên chuyển nhượng (ông A) yêu cầu tôi ra văn phòng công chứng để lập hợp đồng ủy quyền lại liên quan đến chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền sử dụng đất (QSDĐ) mang tên người khác (bà B). Xin được luật sư tư vấn.

Hỏi: Tôi nhận chuyển nhượng một lô đất có diện tích khoảng 100m2 để làm nhà trên tổng diện tích 3.500m2, nhưng bên chuyển nhượng (ông A) yêu cầu tôi ra văn phòng công chứng để lập hợp đồng ủy quyền lại liên quan đến chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền sử dụng đất (QSDĐ) mang tên người khác (bà B). Xin được luật sư tư vấn.

Nguyễn Văn Quân (P.Phước Tân, TP.Biên Hòa)

Trả lời: Theo quy định pháp luật dân sự về việc ủy quyền: cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự… Tuy nhiên, nếu diện tích đất ông nhận chuyển nhượng có mục đích sử dụng là đất ở đô thị (hoặc đất ở nông thôn) ông nên lập chuyển nhượng QSDĐ theo quy định pháp luật thay vì làm hợp đồng ủy quyền.

Thực tế hợp đồng ủy quyền này được lập ra nhằm che đậy hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ. Nếu có tranh chấp xảy ra, hợp đồng ủy quyền sẽ vô hiệu (không phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng).

Mặt khác, việc ủy quyền cho ông A, nhưng bà B không mất đi quyền của mình với tư cách là người có QSDĐ mà pháp luật quy định. Cụ thể như bà B vẫn có quyền chuyển nhượng QSDĐ (quyền định đoạt) cho người khác…

Như vậy, nếu thay thế hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ bằng hợp đồng ủy quyền sẽ có nhiều rủi ro, bất lợi đối với ông.

LS Ngô Văn Định

Tin xem nhiều