Báo Đồng Nai điện tử
En

Cách vực dậy tinh thần cho F0

08:09, 12/09/2021

* Anh Đặng Nguyễn Hoàng (ngụ TP.Long Khánh) cho biết, mẹ của anh 67 tuổi bị nhiễm virus SARS-CoV-2, đang được cách ly điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh. Từ hôm biết mình bị bệnh, tinh thần của mẹ anh rất suy sụp. Nhiều người thân cũng vì lo lắng cho mẹ anh đến mất ăn mất ngủ. Vậy anh cần làm gì để vực dậy tinh thần cho mẹ và người thân của mình?

* Anh Đặng Nguyễn Hoàng (ngụ TP.Long Khánh) cho biết, mẹ của anh 67 tuổi bị nhiễm virus SARS-CoV-2, đang được cách ly điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh. Từ hôm biết mình bị bệnh, tinh thần của mẹ anh rất suy sụp. Nhiều người thân cũng vì lo lắng cho mẹ anh đến mất ăn mất ngủ. Vậy anh cần làm gì để vực dậy tinh thần cho mẹ và người thân của mình?

Bệnh nhân Covid-19 mức độ vừa được theo dõi, điều trị tại khu vực tầng 12 Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Ảnh: Khánh Lộc
Bệnh nhân Covid-19 mức độ vừa được theo dõi, điều trị tại khu vực tầng 12 Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Ảnh minh họa: Khánh Lộc

- Về nội dung này, TS chuyên ngành tâm lý học lâm sàng Lê Minh Công, Phó trưởng khoa Công tác xã hội Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cho biết, hiện nay trở thành F0 và có người nhà là F0 đang khiến nhiều người lo lắng, sợ hãi, thậm chí suy sụp tinh thần, dẫn đến suy giảm sức khỏe thể chất, sa sút sức khỏe tâm thần. Điều này có thể khiến người bệnh dễ dẫn đến diễn biến xấu hoặc bệnh cảnh trầm trọng hơn (vì dễ chán nản, không thiết ăn uống, nghỉ ngơi…). Do đó, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bệnh viện, người nhiễm Covid-19 cũng như thân nhân cần bình tĩnh, giữ sự kết nối, lan truyền tinh thần lạc quan để động viên người bệnh yên tâm điều trị, chiến thắng bệnh tật, quan trọng nhất là từ ý chí lạc quan của chính người bệnh.

Mẹ anh bị cách ly y tế để điều trị bệnh nên thường sẽ có tâm lý cô đơn, sợ hãi... Để giảm căng thẳng, góp phần hồi phục nhanh trong quá trình điều trị, giúp bà giữ được tinh thần lạc quan để vượt qua bệnh tật, người thân nên giữ liên lạc thường xuyên, trao đổi, trò chuyện, động viên bà qua điện thoại và các ứng dụng như: Facebook, Zalo... để bà thấy con cháu luôn ở bên cạnh, khuyến khích bà lạc quan, tin tưởng vào công tác điều trị của các bác sĩ. Đối với F0 không nên đọc, xem những thông tin, clip tiêu cực trên MXH để tránh hoang mang. Nếu sức khỏe không quá yếu, mẹ của anh có thể vận động tại chỗ, giữ thái độ bình tĩnh, không nên quá lo lắng, sợ hãi lâu ngày dễ dẫn đến trầm cảm.

Do thực hiện giãn cách xã hội nên các anh chị em trong nhà có thể không được gặp gỡ nhau, nhưng cũng cần kết nối để giao tiếp, động viên, chia sẻ và thăm hỏi nhau để gắn kết thêm tình thân, cùng nhau vượt qua thời khắc khó khăn này.

Nếu có vấn đề cần trao đổi, tư vấn, hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe tinh thần trong mùa dịch Covid-19, có thể trao đổi với chúng tôi theo đường link: https://forms.gle/kYHXwqHxkGszFy4F6  hoặc điện thoại đến số: 0888064266 để được tư vấn miễn phí.

An Nhiên (ghi)

Tin xem nhiều