Ông Nguyễn Trúc (ngụ P.Long Bình, TP.Biên Hòa) cho biết, năm 2010, ông và 4 người bạn thân, mỗi người bỏ ra số tiền ngang nhau để chuyển nhượng 5 sào đất. Do các ông thỏa thuận miệng với nhau là giao cho một người bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vừa rồi người này đột ngột qua đời, không để lại di chúc hay di nguyện gì. Vậy các ông phải làm sao?
* Ông Nguyễn Trúc (ngụ P.Long Bình, TP.Biên Hòa) cho biết, năm 2010, ông và 4 người bạn thân, mỗi người bỏ ra số tiền ngang nhau để chuyển nhượng 5 sào đất. Do các ông thỏa thuận miệng với nhau là giao cho một người bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vừa rồi người này đột ngột qua đời, không để lại di chúc hay di nguyện gì. Vậy các ông phải làm sao?
- Luật sư Nguyễn Đức (Hội Luật gia tỉnh) trả lời, cách thứ nhất, nếu 4 người còn lại có đầy đủ chứng cứ chứng minh 5 sào đất trên là của chung 5 người và được các đồng thừa kế của người chết ghi nhận như vậy là đúng thì các bên có quyền tự thỏa thuận phân chia. Với cách giải quyết này, do bạn của các ông chết không có di chúc nên bắt buộc những người đồng thừa kế phải đồng ý bằng văn bản và văn bản đó phải được công chứng hay chứng thực.
Cách thứ hai, nếu những người đồng thừa kế của người chết chối bỏ sự việc đó thì các ông có quyền khởi kiện, yêu cầu tòa án nơi có đất tranh chấp giải quyết.
Diễm Quỳnh (ghi)