Hỏi: Tháng 3-2020, tôi đặt cọc tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) của bà Nguyễn Thị B. Khi giao tiền đặt cọc, hai bên có lập hợp đồng đặt cọc bằng giấy tay. Tuy nhiên, trên giấy chứng nhận QSDĐ này lại mang tên ông Đ. Vậy hợp đồng đặt cọc nêu trên có hợp pháp hay không?
Hỏi: Tháng 3-2020, tôi đặt cọc tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) của bà Nguyễn Thị B. Khi giao tiền đặt cọc, hai bên có lập hợp đồng đặt cọc bằng giấy tay. Tuy nhiên, trên giấy chứng nhận QSDĐ này lại mang tên ông Đ. Vậy hợp đồng đặt cọc nêu trên có hợp pháp hay không?
Văn Thị Khánh (TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng)
Trả lời:
Theo quy định của luật dân sự hiện hành, đặt cọc là việc một bên (gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng...
Mặt khác, Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng khi có giấy chứng nhận QSDĐ.
Thông tin bà cung cấp thể hiện giấy chứng nhận QSDĐ mang tên ông Đ., ông này không ủy quyền cho bà B. thay mình thực hiện việc nhận đặt cọc chuyển nhượng QSDĐ. Vậy bà B. không có tư cách ký tên trên hợp đồng đặt cọc.
Do vậy, việc ký kết hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng QSDĐ giữa bà và bà B. là vô hiệu (vi phạm về chủ thể ký kết hợp đồng) nên không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bà nên thương lượng hòa giải cùng bà B. để tìm hướng giải quyết như: hoàn trả tiền đặt cọc… Nếu không được, bà có thể nhờ TAND thụ lý, giải quyết theo quy định pháp luật.
LS Ngô Văn Định