Báo Đồng Nai điện tử
En

Có trở thành chủ sở hữu đối với di sản thừa kế?

07:04, 04/04/2023

Hỏi: Là người làm công, sau khi ông bà chủ chết (trước năm 1992, không có di chúc), chị C. con ruột của ông bà chủ có lập văn bản cho tôi ở nhờ nhà đất (có xác nhận của địa phương). Tôi nghe một số người nói, tôi có thể trở thành chủ sở hữu đối với nhà đất nêu trên vì chiếm hữu sử dụng nhà đất đến nay hơn 30 năm và hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế. Nếu chị C. đòi tôi có phải trả lại nhà đất nói trên?

Hỏi: Là người làm công, sau khi ông bà chủ chết (trước năm 1992, không có di chúc), chị C. con ruột của ông bà chủ có lập văn bản cho tôi ở nhờ nhà đất (có xác nhận của địa phương). Tôi nghe một số người nói, tôi có thể trở thành chủ sở hữu đối với nhà đất nêu trên vì chiếm hữu sử dụng nhà đất đến nay hơn 30 năm và hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế. Nếu chị C. đòi tôi có phải trả lại nhà đất nói trên?

Nguyễn Văn Tân (ngụ H.Cẩm Mỹ)

- Trả lời: Theo pháp luật dân sự hiện hành quy định về thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế như sau: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu (người chiếm hữu… nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu (trừ trường hợp các luật liên quan có quy định khác Điều 326 Bộ luật Dân sự năm 2015).

 Với trường hợp này, sau khi cha mẹ chết, chị C. là người hưởng di sản thừa kế, giữa ông và chị C. có lập văn bản tiếp tục cho ông ở nhờ căn nhà đất nêu trên. Như vậy di sản của cha mẹ chị C. (ông bà chủ của ông) không thuộc trường hợp di sản không có người quản lý, vì chị C. quản lý di sản của cha mẹ thông qua việc cho ông ở nhờ bằng văn bản có xác nhận của chính quyền địa phương.

Do vậy, ông không trở thành chủ sở hữu đối với nhà đất mà ông đang chiếm hữu với tư cách là người ở nhờ. Nếu chị C. có yêu cầu ông nên trả lại vì phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội, ông có thể yêu cầu trả cho ông công sức, tôn tạo, gìn giữ nhà đất.

LS Ngô Văn Định

Tin xem nhiều