Chiều 20-6, tại Kỳ họp thứ 5, các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) sửa đổi (gồm 7 chương, 80 điều), có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024.
Chiều 20-6, tại Kỳ họp thứ 5, các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) sửa đổi (gồm 7 chương, 80 điều), có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024.
Dự thảo Luật BVQLNTD sửa đổi có nhiều quy định mới nhằm bảo vệ người tiêu dùng so với Luật BVQLNTD năm 2010. Cụ thể như bổ sung quy định về BVQLNTD trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng khi chưa có một luật riêng về lĩnh vực này; bổ sung các quy định về bảo vệ, thu thập, sử dụng, bảo đảm an toàn thông tin của người tiêu dùng; về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng trong giao dịch đặc thù; về giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Đáng chú ý, dự thảo Luật BVQLNTD sửa đổi quy định, tòa án có thẩm quyền quyết định tiền bồi thường thiệt hại và đối tượng thụ hưởng trong vụ án dân sự về BVQLNTD do tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD khởi kiện vì lợi ích công cộng tại bản án, quyết định của tòa án.
Trường hợp không xác định được đối tượng thụ hưởng, tòa án không thể phán quyết việc sử dụng tiền bồi thường. Do đó, trong trường hợp này, tiền bồi thường thiệt hại được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động chung vì quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Chính phủ, không giao trực tiếp cho tổ chức xã hội khởi kiện.
An An