Báo Đồng Nai điện tử
En

Phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam: Quản lý, khai thác theo hướng lâu dài

11:08, 01/08/2012

Với 28/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nằm ở ven biển, tiếp giáp với vùng biển chủ quyền quốc gia trên biển Đông - là đường hàng hải quốc tế nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Việt Nam được coi là quốc gia có vùng biển lớn ở khu vực Đông Nam Á.

Với 28/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nằm ở ven biển, tiếp giáp với vùng biển chủ quyền quốc gia trên biển Đông - là đường hàng hải quốc tế nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Việt Nam được coi là quốc gia có vùng biển lớn ở khu vực Đông Nam Á.

Tại tỉnh Bình Thuận đã thành lập được gần 650 tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản trên biển với hơn 4 ngàn tàu thuyền tham gia. Các tổ, đội này không chỉ cùng nhau khai thác, tiêu thụ sản phẩm thủy - hải sản, mà còn kết hợp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, giữ gìn an ninh ngư trường và chủ quyền biển - đảo Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Tại tỉnh Bình Thuận đã thành lập được gần 650 tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản trên biển với hơn 4 ngàn tàu thuyền tham gia. Các tổ, đội này không chỉ cùng nhau khai thác, tiêu thụ sản phẩm thủy - hải sản, mà còn kết hợp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, giữ gìn an ninh ngư trường và chủ quyền biển - đảo Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Vùng biển Việt Nam có hơn 4 ngàn đảo lớn nhỏ che chắn tạo thành những vùng sâu kín gió, với hơn 80 cảng biển lớn nhỏ trong gần 100 địa điểm có thể xây dựng cảng, thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa và giao thương kinh tế quốc tế. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của Việt Nam đều gắn kết với biển, như: dầu khí, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản, hàng hải và du lịch biển… Làm thế nào để quản lý, khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên biển, để nguồn tài nguyên này không chỉ phục vụ cho đời sống của thế hệ hôm nay mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho các thế hệ mai sau, là câu hỏi chung cho những nhà chính sách và nghiên cứu khoa học chuyên ngành của Việt Nam hiện nay.

Theo bà Trần Thị Tuyết, Viện Nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững (Hội Liên hiệp khoa học và kỹ thuật Việt Nam), biển Việt Nam được công nhận là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển trên thế giới, nơi hội tụ hàng loạt hệ sinh thái từ vùng nước nông, như: rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, đầm phá, cửa sông, đến biển xa như vùng nước trồi, hệ biển sâu (có nơi tới 4 ngàn mét). Trong các hệ sinh thái đó, khu hệ động thực vật vô cùng đa dạng. Mỗi vùng biển có thể cung cấp những nguồn lợi thủy sản khác nhau tạo nên tính đa dạng “vùng miền” của các sản phẩm khai thác từ nguồn đa dạng sinh học biển.

Đa dạng sinh học biển Việt Nam đang thực sự là chỗ dựa cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài những nguồn lợi tính được như nguồn lợi thủy sản, du lịch biển... đa dạng sinh học còn mang lại những lợi ích to lớn khác, như: chức năng dịch vụ của các hệ sinh thái biển, ven biển (chống xói mòn, điều tiết nước, xử lý ô nhiễm...).

Từ những định hướng của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, ngành kinh tế hàng hải cũng đang dần được mở rộng theo nhịp độ chung của hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cả về số lượng và chất lượng tàu, mở thêm nhiều thị trường và trực tiếp tham gia vào thị trường khu vực, với tốc độ tăng trưởng đạt 30%/năm. Du lịch biển được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta hiện nay. Hàng năm, vùng biển thu hút khoảng 73% số lượt khách du lịch quốc tế, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 12,6%/năm. Đặc biệt, ngành dầu khí là một trong những ngành chủ lực của kinh tế biển đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân.

Tiềm năng biển của Việt Nam là rất lớn, đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và nguồn lợi kinh tế - sinh thái. Tuy nhiên, những kết quả đạt được của các ngành kinh tế biển còn khá khiêm tốn so với tiềm năng vùng biển, do còn thiếu năng lực và cơ sở hạ tầng. Đồng thời, ô nhiễm môi trường biển cũng đang là thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Mặc dù đang ở mức khống chế, nhưng nếu không có các giải pháp phát triển kinh tế hợp lý thì sẽ dẫn đến hậu quả khó lường...

TS.Đặng Xuân Phương, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam cho rằng, biển và hải đảo Việt Nam phải được quản lý tổng hợp và thống nhất nhằm bảo đảm sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường cũng không thể rời với tư cách là một quốc gia biển, đặt ra mục tiêu đến 2020 sẽ trở thành một đất nước “Mạnh về biển, làm giàu từ biển”.

 Việt Nam cũng đã ban hành Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó hướng tới các chính sách và hành động nhằm hiểu hơn về biển, đảo, gìn giữ nguồn vốn tự nhiên, chất lượng môi trường. Chiến lược có mục tiêu tổng quát là thúc đẩy khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên đất, nước, khoáng sản, tiềm năng, vị thế của biển, đảo; gìn giữ chất lượng môi trường nước biển, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao khả năng chống chịu của các hệ sinh thái biển, đảo thông qua thiết lập và vận hành thông suốt thể chế quản lý tổng hợp và thống nhất, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ, thực hiện các nguyên tắc bền vững trong khai thác sử dụng tài nguyên, kiềm chế gia tăng ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học, hình thành hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, củng cố vành đai xanh ven biển góp phần thực hiện thành công và bền vững chiến lược biển Việt Nam.

Thu Phương

 

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều