Báo Đồng Nai điện tử
En

Đối ngoại Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hồng Phúc
15:17, 27/01/2025

Trong tác phẩm Dagestan của tôi có tuyên ngôn nổi tiếng: “Dân tộc nhỏ cần phải có dao găm lớn” và “Dân tộc nhỏ cần phải có bạn bè lớn”. Bây giờ, nếu nói Việt Nam là một nước nhỏ chắc chắn không đúng, song so với các cường quốc trên thế giới, Việt Nam vẫn là nước nhỏ.

ADVERTISEMENT

1 Sáng 19-8-2024, Lễ Đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Đại lễ đường Nhân Dân theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân chủ trì lễ đón. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự.  Ảnh: TTXVN
1. Sáng 19-8-2024, Lễ Đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Đại lễ đường Nhân Dân theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân chủ trì lễ đón. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự. Ảnh: TTXVN

Trong thế giới đầy biến động như hiện nay, bất cứ một quốc gia nào, nhỏ hay lớn cũng cần có nhiều nước bạn. Cũng vậy, trong thế giới với những tranh chấp phức tạp như hiện nay, các quốc gia phải khéo léo để không bị cuốn vào vòng xoáy của các cường quốc.

Phát huy tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

ADVERTISEMENT

Ngày 14-12-2021, tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu lên trường phái đối ngoại và ngoại giao “… đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”… Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, “tùy cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt”. Đây chính là việc Việt Nam phát huy nền ngoại giao Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới hiện nay.

2. Nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, sáng 25-9-2024 (giờ địa phương), tại thành phố New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh: TTXVN
2. Nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, sáng 25-9-2024 (giờ địa phương), tại thành phố New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Trên cương vị vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu Chính phủ và là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã xây dựng nên một nền ngoại giao, một phương pháp, một phong cách và nghệ thuật ngoại giao đặc sắc. Hồ Chí Minh luôn đề cao các quyền dân tộc cơ bản của các quốc gia, bao gồm chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, hòa bình, chống chiến tranh xâm lược. Ngay khi chủ trì soạn thảo và ban hành bản Hiến pháp khóa I của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban soạn thảo đã đưa vào mở đầu bản Hiến pháp tư tưởng và ước vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam: “…nước Việt Nam độc lập và thống nhất tiến bước trên đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hòa bình của nhân loại”. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, ngoại giao phải “luôn luôn vì lợi ích dân tộc mà phục vụ và nhà ngoại giao phải khôn khéo để lợi ích đó được đảm bảo”.

3. Chiều 10-9-2024 (theo giờ địa phương), tiếp tục chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, tại Điện Kremlin, thủ đô Moskva, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Trong ảnh: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Ảnh: TTXVN

ADVERTISEMENT

Năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, khi ấy, chưa có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới công nhận Việt Nam. Ngay sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho người đứng đầu các cường quốc, song thiện chí ấy của Việt Nam đã không được đáp lại. Năm 1946, trong Lời kêu gọi Tổng thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”.

Xây dựng nền ngoại giao thời đại mới

Trong 2 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, sau đó là chống chiến lược bao vây, cấm vận do Mỹ áp đặt, Việt Nam đã không thể hội nhập một cách đầy đủ với quốc tế. Sau khi nước nhà thống nhất năm 1975, đặc biệt là từ Đại hội VI của Đảng, đường lối hội nhập quốc tế của Việt Nam đã được thể hiện rõ nét. Kể từ Đại hội lần thứ VII, đường lối đối ngoại theo quan điểm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Chủ trương này đã tiếp tục được tiếp nối cho tới hiện nay và giúp Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế.

 4. Chiều 2-11-2024, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Trong ảnh: Chủ tịch nước Lương Cường đón Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez. Ảnh: TTXVN
4. Chiều 2-11-2024, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Trong ảnh: Chủ tịch nước Lương Cường đón Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez. Ảnh: TTXVN

Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức đứng vào ngôi nhà chung của các quốc gia trên toàn thế giới. Gần 50 năm sau ngày gia nhập Liên hợp quốc, Việt Nam đã ngày càng khẳng định tiếng nói, uy tín và vị thế của mình trên các diễn đàn lớn toàn cầu, đã tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế lớn, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tham gia Lực lượng Giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc để lại dấu ấn sâu đậm mỗi nơi đi qua.

Từ một nước không có tên trên bản đồ thế giới, đến nay, Việt Nam đã có quan hệ với 193 nước, trong đó có 3 nước có quan hệ đặc biệt, 9 nước đối tác chiến lược toàn diện, 19 nước đối tác chiến lược (bao gồm cả 9 đối tác chiến lược toàn diện) và 13 nước đối tác toàn diện. Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ với hơn 260 đảng ở 115 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều đảng cầm quyền, tham chính. Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 quốc gia. MTTQ Việt Nam và các tổ chức hữu nghị nhân dân Việt Nam đã triển khai đối ngoại thiết thực với 1.200 tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

5.  Chiều 28-11-2024, ngay sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni. Trong ảnh: Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.  Ảnh: TTXVN
5. Chiều 28-11-2024, ngay sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni. Trong ảnh: Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni. Ảnh: TTXVN

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn phải “kiên quyết bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: Toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”. Vì vậy, đối với các vấn đề quốc tế, Việt Nam luôn nhất quán khẳng định tôn trọng nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, nhất là các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nước; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế…

Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng: Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

 6. Trong chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Vientiane (Lào), sáng 8-10-2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Chủ tịch ASEAN 2024. Ảnh: TTXVN
6. Trong chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Vientiane (Lào), sáng 8-10-2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Chủ tịch ASEAN 2024. Ảnh: TTXVN

Phát biểu chủ trì họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng ngày 13-8-2024, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh những định hướng lớn về đường lối đối ngoại của Việt Nam: “Kiên định lập trường, quan điểm và thực hành nghệ thuật ngoại giao thời đại mới trên cơ sở cốt cách con người Việt Nam “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “hòa hiếu”, “lấy chí nhân thay cường bạo”; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Đây chính là nguyên tắc thể hiện nhất quán đường lối ngoại giao của Việt Nam và cũng là phát huy nền ngoại giao Hồ Chí Minh trong thời đại mới.

Hồng Phúc

 

ADVERTISEMENT

Tin xem nhiều

ADVERTISEMENT