(ĐN) – Sau một ngày làm việc khẩn trương với tinh thần tích cực, nghiêm túc, chiều 24-4 Hội thảo khoa học “Mặt trận hướng Đông – từ chiến dịch Xuân Lộc đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử” đã bế mạc.
(ĐN) – Sau một ngày làm việc khẩn trương với tinh thần tích cực, nghiêm túc, chiều 24-4 Hội thảo khoa học “Mặt trận hướng Đông – từ chiến dịch Xuân Lộc đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử” đã bế mạc.
Quang cảnh buổi hội thảo. |
[links(left)]Với hơn 70 tham luận gởi đến đóng góp, 15 tham luận, ý kiến trình bày trực tiếp của các đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Quân đội qua các thời kỳ, các tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà khoa học và nhân chứng lịch sử đã đề cập khá toàn diện, hệ thống về mặt trận hướng Đông trong phạm vi từ chiến dịch Xuân Lộc đến chiến dịch Hồ Chí Minh. Hầu hết các tham luận đều thống nhất về các vấn đề: Quyết định mở chiến dịch Xuân Lộc trên mặt trận hướng Đông là quyết định sáng suốt, kịp thời của Trung ương Đảng, trực tiếp là Quân ủy trung ương; Chiến thắng Xuân Lộc thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo về nghệ thuật chuyển hóa cách đánh chiến dịch tiến công của Quân giải phóng miền Nam, là bước đà trực tiếp cho cánh quân hướng Đông của chiến dịch Hồ Chí Minh tiến vào giải phóng Sài Gòn – Gia Định, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc; Ý nghĩa lý luận thực tiễn và những bài học lịch sử rút ra từ chiến thắng Xuân Lộc có giá trị vận dụng cao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Phát biểu bế mạc hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, những mặt ưu điểm lẫn hạn chế đã được đúc rút từ chiến dịch Xuân Lộc sẽ mãi là những bài học kinh nghiệm giá trị. Đồng chí mong mỏi các nhân chứng lịch sử, nhà khoa học tiếp tục phát hiện, sưu tầm, cung cấp thêm nhiều tư liệu, sự kiện liên quan để bổ sung vào công trình nghiên cứu, làm phong phú thêm lịch sử và là cơ sở nghiên cứu lâu dài.
Ngày 25-4 các đại biểu tham dự hội thảo đi thực tế tại Chiến khu Đ.
T. Thúy