Báo Đồng Nai điện tử
En

Làng Chăm hôm nay

09:05, 27/05/2013

Tại ấp 4, xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc) có 430 hộ đồng bào dân tộc Chăm tập trung sinh sống với trên 2.100 nhân khẩu, chiếm gần 90% tổng số người Chăm sinh sống trên địa bàn Đồng Nai.

Tại ấp 4, xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc) có 430 hộ đồng bào dân tộc Chăm tập trung sinh sống với trên 2.100 nhân khẩu, chiếm gần 90% tổng số người Chăm sinh sống trên địa bàn Đồng Nai.

Những con đường của ấp 4 đã được nhựa hóa sạch đẹp.
Những con đường của ấp 4 đã được nhựa hóa sạch đẹp.

Những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Xuân Lộc đã đề ra được nhiều nhóm giải pháp thích hợp, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con nơi đây. Từ Chương trình 134, 135… huyện đã đầu tư xây dựng trên 100 căn nhà tình thương, bê tông hóa hàng chục tuyến đường giao thông nông thôn; đầu tư khép kín hệ thống lưới điện và nước sạch sinh hoạt cho bà con... Song song đó, hàng năm huyện còn thực hiện các chương trình hỗ trợ sản xuất, như: cấp bò, dê, lúa giống, phân bón…

Gia đình bà Siti Aminah, trước kia là hộ nghèo không có đất sản xuất, sinh sống chủ yếu bằng công việc làm thuê. Năm 1996, bà được Nhà nước hỗ trợ một con bò giống. Qua nhiều năm chăn thả, con bò này đã sinh sôi phát triển đàn lên hàng chục con. Đến nay, nhờ nguồn thu nhập từ việc bán bò nên kinh tế của gia đình bà đã khấm khá hơn. Hoặc trường hợp gia đình anh Mustapha, trước kia chỉ quen trồng 2 vụ lúa/ năm nên cuộc sống rất chật vật. Những năm gần đây, khi được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật trồng cây rau màu, anh đã tích cực thâm canh, tăng vụ để kiếm thêm thu nhập. Anh Mustapha khoe, trong vụ đông-xuân vừa qua, dưa hấu nhà anh trúng mùa, trúng giá. Sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình anh còn lãi hơn 40 triệu đồng.

Cùng với nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, huyện còn chú trọng vào công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho con em bà con làng Chăm. Theo thống kê, đến nay có trên 70% thanh niên đang làm việc và thu nhập ổn định tại các công ty, xí nghiệp trong và ngoài huyện; số lao động còn lại sản xuất nông nghiệp, gia công hạt điều, hoặc đan lát mây, tre tại nhà... Nếu như năm 2010, làng Chăm có đến 226 hộ nghèo, mức thu nhập bình quân đầu người đạt dưới 8 triệu đồng/người/năm thì đến nay, chỉ còn 66 hộ nghèo; mức thu nhập bình quân đầu người trong làng đạt 23 triệu đồng/người/năm.

 Ông Mohamed Nooru Deen, Trưởng ấp 4, cho biết: “Con em trong làng Chăm hiện đều có việc làm và thu nhập ổn định. Chúng tôi phấn đấu từ nay đến cuối năm 2013 sẽ tiếp tục xóa trên 50% hộ nghèo”.

Hải Đình

 

 

 

Tin xem nhiều