(ĐN)- Sáng 30-5, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Nương trình bày Tờ trình dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi); thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi).
(ĐN)- Sáng 30-5, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Nương trình bày Tờ trình dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi); thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi). - Nguồn: Văn phòng Quốc hội |
Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với những quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, kỳ họp Quốc hội trong dự thảo luật. Về đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Ủy ban Pháp luật tán thành với việc quy định tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách tối thiểu là 35% tổng số đại biểu Quốc hội trong luật để bổ sung đại biểu hoạt động chuyên trách làm việc ở Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, phù hợp với chủ trương cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội.
Đồng thời, Ủy ban Pháp luật đề nghị quy định rõ trong luật, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội là cơ quan giúp việc, phục vụ các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội ở địa phương.
Cho ý kiến về dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi), đại biểu Trương Văn Vở (đoàn Đồng Nai) đề nghị dự thảo luật phải quy định rõ việc tạo điều kiện thuận lợi giữa ngành hải quan với đối tượng áp dụng; làm rõ cơ chế, trách nhiệm phối hợp của ngành hải quan với các tổ chức, cơ quan trong quản lý, giám sát hàng xuất - nhập khẩu. Bên cạnh việc bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, nhất là các luật liên quan đến quản lý thuế, luật xử lý vi phạm hành chính, dự thảo luật phải quy định sao cho hạn chế được thấp nhất tình trạng “luật khung”, gây cản trở quá trình cải cách thủ tục hành chính và xử lý vi phạm về hải quan.
Đại biểu Trương Văn Vở (đoàn Đồng Nai) phát biểu tại Hội trường |
Đại biểu Trương Văn Vở cũng đề nghị bổ sung các chính sách cụ thể và quy định rõ trách nhiệm cá nhân có liên quan trong quản lý nhà nước về hải quan, quan trọng là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong xây dựng thực hiện thủ tục hành chính điện tử để thực hiện cấp phép và thông báo kết quả kiểm tra theo cơ chế một cửa quốc gia.
Đức Nhuận