Chiều 26/9, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Sự kiện cấp cao về mô hình phát triển nông thôn mới và cộng đồng bền vững đã diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ.
Chiều 26/9, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, Sự kiện cấp cao về mô hình phát triển nông thôn mới và cộng đồng bền vững đã diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ.
Sự kiện do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Hàn Quốc tổ chức.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Tổng thống Hàn Quốc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Lào, Tổng thống Peru, Tổng thống Rwanda, Tổng Giám đốc UNDP và Tổng Thư ký OECD được mời là diễn giả chính tại Hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững đã phản ánh khát vọng về một thế giới không còn đói nghèo.
Chủ tịch nước nhấn mạnh do ba phần tư số người nghèo đói hiện sống ở nông thôn và hầu hết làm nông nghiệp, Việt Nam đã ủng hộ mạnh mẽ việc đưa vào Chương trình nghị sự 2030 Mục tiêu “Tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn, cho các nghiên cứu và dịch vụ khuyến nông, phát triển công nghệ, các ngân hàng gen thực vật và vật nuôi để nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển,” nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo giữa nông thôn và thành thị.
Chủ tịch nước kêu gọi các nước đang phát triển cần có chiến lược phát triển nông thôn phù hợp với hoàn cảnh của mình do nguồn lực và ngân sách hạn hẹp; thông báo với gần 70% dân cư sống ở nông thôn, Việt Nam đã triển khai Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí để thúc đẩy phát triển nông thôn, cải thiện điều kiện sống của nông dân. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn Việt Nam đang đổi thay rõ rệt, nhất là về cơ sở hạ tầng, về thu nhập của người nông dân.
Chủ tịch nước đã nêu bật kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của Việt Nam, đặc biệt là: Cần có cam kết chính trị mạnh mẽ và sự tham gia tích cực của toàn xã hội; đồng thời coi trọng xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, trang bị cho họ kiến thức cơ bản về nông thôn mới để công cuộc nông thôn được tiến hành nhanh hơn và tiết kiệm được nguồn lực mới; Xây dựng nông thôn mới phải do người dân làm chủ.
Người dân sẽ tự tìm ra nhu cầu thực sự của họ để quyết định cách làm phù hợp và Chính phủ cần ưu tiên hỗ trợ nguồn lực cho các nhu cầu thiết thực của họ; Cần xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn lực và việc sử dụng các nguồn lực phải công khai, minh bạch theo phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, dân thụ hưởng.” Chính phủ cần đưa ra các chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới.
Cuối cùng, Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm với các nước để cùng nhau phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và bảo đảm sẽ "không ai bị bỏ lại sau."
Với những kinh nghiệm thực tiễn, thành quả to lớn về xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn của Việt Nam, phát biểu của Chủ tịch nước được toàn thể hội nghị đón chào và hoan nghênh nhiệt liệt./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Sự kiện cấp cao về mô hình phát triển nông thôn mới và cộng đồng bền vững. (Ảnh: TTXVN) |
Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Tổng thống Hàn Quốc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Lào, Tổng thống Peru, Tổng thống Rwanda, Tổng Giám đốc UNDP và Tổng Thư ký OECD được mời là diễn giả chính tại Hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững đã phản ánh khát vọng về một thế giới không còn đói nghèo.
Chủ tịch nước nhấn mạnh do ba phần tư số người nghèo đói hiện sống ở nông thôn và hầu hết làm nông nghiệp, Việt Nam đã ủng hộ mạnh mẽ việc đưa vào Chương trình nghị sự 2030 Mục tiêu “Tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn, cho các nghiên cứu và dịch vụ khuyến nông, phát triển công nghệ, các ngân hàng gen thực vật và vật nuôi để nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển,” nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo giữa nông thôn và thành thị.
Chủ tịch nước kêu gọi các nước đang phát triển cần có chiến lược phát triển nông thôn phù hợp với hoàn cảnh của mình do nguồn lực và ngân sách hạn hẹp; thông báo với gần 70% dân cư sống ở nông thôn, Việt Nam đã triển khai Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí để thúc đẩy phát triển nông thôn, cải thiện điều kiện sống của nông dân. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn Việt Nam đang đổi thay rõ rệt, nhất là về cơ sở hạ tầng, về thu nhập của người nông dân.
Chủ tịch nước đã nêu bật kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của Việt Nam, đặc biệt là: Cần có cam kết chính trị mạnh mẽ và sự tham gia tích cực của toàn xã hội; đồng thời coi trọng xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, trang bị cho họ kiến thức cơ bản về nông thôn mới để công cuộc nông thôn được tiến hành nhanh hơn và tiết kiệm được nguồn lực mới; Xây dựng nông thôn mới phải do người dân làm chủ.
Người dân sẽ tự tìm ra nhu cầu thực sự của họ để quyết định cách làm phù hợp và Chính phủ cần ưu tiên hỗ trợ nguồn lực cho các nhu cầu thiết thực của họ; Cần xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn lực và việc sử dụng các nguồn lực phải công khai, minh bạch theo phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, dân thụ hưởng.” Chính phủ cần đưa ra các chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới.
Cuối cùng, Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm với các nước để cùng nhau phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và bảo đảm sẽ "không ai bị bỏ lại sau."
Với những kinh nghiệm thực tiễn, thành quả to lớn về xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn của Việt Nam, phát biểu của Chủ tịch nước được toàn thể hội nghị đón chào và hoan nghênh nhiệt liệt./.
(TTXVN/VIETNAM+)