Phát biểu tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida vào chiều tối 5/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong đường lối và chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam tiếp tục coi Nhật bản là đối tác chiến lược gần gũi và lâu dài.
Phát biểu tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida vào chiều tối 5/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trong đường lối và chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam tiếp tục coi Nhật bản là đối tác chiến lược gần gũi và lâu dài.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida thăm Việt Nam để đồng chủ trì phiên họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản.
Một lần nữa, Thủ tướng gửi lời thăm hỏi và chia buồn tới người dân tỉnh Kumamoto đối với những tổn thất về người và tài sản do các trận động đất liên tiếp xảy ra tại khu vực này trong tháng Tư vừa qua.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Fumio Kishida chúc mừng Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam thành công tốt đẹp, chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội bầu vào cương vị người đứng đầu Chính phủ. Bộ trưởng khẳng định lập trường của Nhật Bản đối với Việt Nam không thay đổi, luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sẽ tham dự Hội nghị 7 nước công nghiệp phát triển mở rộng theo lời mời của Thủ tướng Shinzo Abe, đồng thời đề nghị hai nước trong thời gian tới cần tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao cũng như triển khai hiệu quả các cơ chế đối thoại giữa hai nước.
Nhân dịp này Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chuyển lời mời thăm Việt Nam vào cuối năm nay tới Thủ tướng Shinzo Abe và phu nhân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên tích cực hợp tác để triển khai các thỏa thuận đã ký, nhất là kết nối hai nền kinh tế ở cả trung ương và địa phương, cũng như tiếp tục cung cấp ODA ở mức cao cho Việt Nam trong năm tài khóa 2016, đi cùng với hỗ trợ Việt Nam trong chiến lược công nghiệp hóa, xây dựng hạ tầng chất lượng cao, tái cơ cấu nền kinh tế và đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Nhật Bản hỗ trợ lâu dài Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là hạn hán và xâm nhập mặn.
Thủ tướng cũng đánh giá cao và mong Nhật Bản tiếp tục nỗ lực vì mục tiêu chung là đảm bảo an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông theo Luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Fumio Kishida, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản đang có chuyến thăm chính thức tại Việt Nam. (Ảnh: TTXVN) |
Một lần nữa, Thủ tướng gửi lời thăm hỏi và chia buồn tới người dân tỉnh Kumamoto đối với những tổn thất về người và tài sản do các trận động đất liên tiếp xảy ra tại khu vực này trong tháng Tư vừa qua.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Fumio Kishida chúc mừng Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam thành công tốt đẹp, chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội bầu vào cương vị người đứng đầu Chính phủ. Bộ trưởng khẳng định lập trường của Nhật Bản đối với Việt Nam không thay đổi, luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sẽ tham dự Hội nghị 7 nước công nghiệp phát triển mở rộng theo lời mời của Thủ tướng Shinzo Abe, đồng thời đề nghị hai nước trong thời gian tới cần tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao cũng như triển khai hiệu quả các cơ chế đối thoại giữa hai nước.
Nhân dịp này Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chuyển lời mời thăm Việt Nam vào cuối năm nay tới Thủ tướng Shinzo Abe và phu nhân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên tích cực hợp tác để triển khai các thỏa thuận đã ký, nhất là kết nối hai nền kinh tế ở cả trung ương và địa phương, cũng như tiếp tục cung cấp ODA ở mức cao cho Việt Nam trong năm tài khóa 2016, đi cùng với hỗ trợ Việt Nam trong chiến lược công nghiệp hóa, xây dựng hạ tầng chất lượng cao, tái cơ cấu nền kinh tế và đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Nhật Bản hỗ trợ lâu dài Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là hạn hán và xâm nhập mặn.
Thủ tướng cũng đánh giá cao và mong Nhật Bản tiếp tục nỗ lực vì mục tiêu chung là đảm bảo an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông theo Luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982./.
(TTXVN/VIETNAM+)