
Ngày mai, 16-6-2006, được sự chấp thuận của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đồng Nai, Ban liên lạc truyền thống Chi đội 10 tổ chức họp mặt các cựu binh nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập chi đội.
Ngày mai,
ADVERTISEMENT
Chi đội 10 là lực lượng vũ trang cách mạng chính quy đầu tiên của tỉnh Biên Hòa cũ (gồm cả 3 tổng của quận Tân Uyên ngày đó, địa giới kéo dài ngược lên tận Đồng Xoài) là bước sáp nhập mới rất gọn của Vệ quốc đoàn Biên Hòa cũ, Vệ quốc đoàn quận Châu Thành (huyện Vĩnh Cửu ngày nay) với Vệ quốc đoàn Long Thành; là một trong hơn 20 chi đội của Khu 7 ngày ấy lần lượt được công nhận theo quyết định của Khu bộ trưởng Nguyễn Bình.
Chi đội 10 không chỉ sớm thống nhất tổ chức và gom về một đầu mối chỉ huy mà còn phát triển lực lượng rất nhanh. Với quân số ban đầu là 3 đại đội thiếu (tương đương 3 tiểu đoàn theo biên chế hiện nay), chi đội từng bước hình thành đủ các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật. Chi đội còn có 2 tờ báo: Sứ mạng và Tiếng rừng. Sứ mạng là cơ quan ngôn luận chính thức của chi đội. Tiếng rừng là tạp chí văn nghệ, do chính trị viên chi đội Võ Cương trực tiếp chỉ đạo.
ADVERTISEMENT
Khi còn mang tên Quân giải phóng Biên Hòa, chi đội đã nổi tiếng với trận tập kích đầu tiên táo bạo (có phối hợp với một số đơn vị bạn) vào thị xã Biên Hòa đêm
Sau trận La Ngà, chi đội mang phiên hiệu mới: Trung đoàn 310. Sứ mệnh lịch sử của chi đội đến lúc đó coi như đã làm tròn.
ADVERTISEMENT
Nhắc tới Chi đội 10, không thể không nhắc tới Huỳnh Văn Nghệ, chi đội trưởng đầu tiên và cũng là cuối cùng của chi đội. Trước đó, ông đã được khu bộ trưởng Nguyễn Bình, đóng Tổng hành dinh ở Lạc An (Tân Uyên), công nhận là chỉ huy trưởng quân giải phóng và chỉ mấy tháng sau là chỉ huy trưởng Vệ quốc đoàn Biên Hòa.
Mới ngoài 30 tuổi, từ một thủ lĩnh quân sự địa phương tài ba, sau trận La Ngà, Huỳnh Văn Nghệ đã được tướng Nguyễn Bình chọn rút lên làm phó tướng cho khu trưởng.
Huỳnh Văn Nghệ giỏi chỉ huy quân sự hầu như do cơ duyên, do năng khiếu bẩm sinh. Ông sử dụng binh lực linh hoạt, khi phân tán, lúc tập trung, khéo nghi binh tung tin giả, phán đoán đúng ý đồ của địch, coi trọng công tác tình báo và địch vận, nhất là chỉ đạo tổ chức thực hiện bất cứ việc gì cũng tỉ mỉ và chu đáo. Huỳnh Văn Nghệ còn có tài làm thơ. Ông tự nhận: "Làm thơ cũng là đánh giặc".
Huỳnh Văn Nghệ không chỉ có uy tín trong dân, với các cơ quan dân - chính - Đảng của tỉnh mà các cán bộ dưới quyền ông ai nấy cũng nể phục và tin tưởng. Từ Tư Xã, Bảy Mén... rất ngang ngạnh, từng là dân anh chị đến đội Ngọc "chẳng cần biết đến ai" (sau này là đại tá Lê Văn Ngọc), chỉ sau vài ba lần tiếp xúc với ông, tất cả đều chịu về với Tám Nghệ. Bình sinh, có lần anh Sáu Ngọc nói trong một cuộc hội thảo lịch sử Chi đội 10 về Tám Nghệ: "Ảnh đáng mặt thủ lĩnh lắm. Không chỉ có tài năng quân sự mà còn có cái tâm lớn, giỏi thu hút được nhiều người, trong đó có cả mình!".
Cần nói thêm rằng chính nhờ cái tài và cái tâm đó mà ngay từ đầu, một bộ sậu vây quanh Tám Nghệ càng làm ông sáng giá. Đó là những Trần Văn Quỳ (Chín Quỳ), Cao Văn Bổ, Quang Đào (còn gọi là Quang đen) và Nguyễn Quang (Quang trắng); là Võ Cương, Bùi Cát Vũ, Nguyễn Văn Lung (Ba Lung, chi đội phó kiêm tham mưu trưởng chi đội); là Bùi Quang Nghĩa, trưởng chi quân báo v.v... đã tiếp tay cho ông giải quyết kịp thời nhiều vấn đề về tác chiến, về xây dựng, về quản trị, về sinh sản tự túc, về binh công xưởng... Chi đội 10 thời bấy giờ là một chi đội mạnh và nổi tiếng không chỉ ở Khu 7. Đồng bào Sài Gòn càng biết tiếng chi đội sau trận La Ngà. Nhiều người đã âm thầm, bí mật liên lạc với chi đội, gởi tiền bạc, thuốc men, văn phòng phẩm, hóa chất... ra cho chi đội nhằm "ủng hộ kháng chiến".
60 năm trôi qua, chiến sĩ Chi đội 10 cao tuổi nhất nay đã ngoài 90 là đồng chí Đỗ Hữu Quý, nguyên Phó trưởng chi quân báo của chi đội. Cán bộ chỉ huy quân sự thời đó, theo như tôi biết, nay chỉ còn Nguyễn Văn Lắm (Út Lắm) và Nguyễn Văn Quảng (Năm Quảng), cả hai trước khi về hưu hay chuyển ngành đều là đại tá từ thời chống Mỹ. Số thiếu sinh quân của chi đội, người trẻ nhất giờ cũng đã trên 70 tuổi. Nhiều người sau này trưởng thành, có cương vị lớn. Và cũng đã nghỉ hưu cả.
Huỳnh Văn Nghệ mất năm 1977, thọ 64 tuổi, được an táng tại quê nhà. Hàng năm, vào dịp giỗ ông, năm nào cũng vậy, bà con cô bác và bạn bè, đồng chí, đồng đội cũ nhớ ông vẫn lũ lượt kéo nhau về Tân Tịch (Tân Uyên) đông như đi trảy hội.
Sau hơn 30 năm đất nước thống nhất và hòa bình, không ít chiến sĩ Chi đội 10 hy sinh vẫn chưa quy tập được về với các nghĩa trang liệt sĩ. Nhiều người có tên mà trở thành vô danh!
Người viết bài này là một trong số những chiến sĩ Chi đội 10 ngày ấy còn sống sót. Với hơn 36 tuổi quân trước lúc chuyển ngành về lại Đồng Nai, nơi từ đầu mùa kháng chiến tôi đã tự nguyện lên đàng và sau khi tốt nghiệp khóa huấn luyện tại trường quân chính Tân Uyên, từ tháng 11-1945, tôi đã đầu quân, về dưới trướng chỉ huy trưởng quân giải phóng Biên Hòa, chính thức trở thành lính Tám Nghệ.
Nhìn lại quãng đời 60 năm đã trải, với hơn 30 năm sống trong hòa bình, tôi luôn luôn tự hào mình vẫn giữ được bản lĩnh và phẩm chất anh bộ đội vệ quốc đoàn như cách gọi thân thiết của đồng bào thuở ấy. Và những lúc phải đương đầu với khó khăn, thách thức, tôi vẫn kiêu hãnh ngẩng cao đầu khi chợt nhớ mình vốn là chiến sĩ Chi đội 10, là lính của cụ Giáp, là lính Tám Nghệ.
Lịch sử đã không quên Chi đội 10. Với tôi, Chi độ 10 là cái nôi giúp tôi tiếp tục lớn lên, ngày càng xứng đáng hơn với tư cách người quân nhân cách mạng.
Chi đội 10 còn sống mãi!
Hoàng Kim Chung (Nguyên chiến sĩ Chi đội 10)