Phước Khánh là xã nghèo của huyện Nhơn Trạch. Phước Khánh có đến 80% dân số làm nông nghiệp, đời sống còn rất nhiều khó khăn: số hộ khá chỉ chiếm 20%, hộ trung bình chiếm 40%, còn lại là hộ nghèo. Từ xuất phát điểm này, Phước Khánh gặp không ít khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm nâng cao đời sống của người dân. Nhận thức được những yếu kém của mình, trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân xã Phước Khánh cùng quyết tâm đẩy lùi cái nghèo ra khỏi cuộc sống của người dân xứ cù lao bốn bề sông nước này.
Phước Khánh là xã nghèo của huyện Nhơn Trạch. Phước Khánh có đến 80% dân số làm nông nghiệp, đời sống còn rất nhiều khó khăn: số hộ khá chỉ chiếm 20%, hộ trung bình chiếm 40%, còn lại là hộ nghèo. Từ xuất phát điểm này, Phước Khánh gặp không ít khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm nâng cao đời sống của người dân. Nhận thức được những yếu kém của mình, trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân xã Phước Khánh cùng quyết tâm đẩy lùi cái nghèo ra khỏi cuộc sống của người dân xứ cù lao bốn bề sông nước này.
ADVERTISEMENT
Các hoạt động "Vì người nghèo" của Phước Khánh, được đẩy mạnh từ năm 2005. Với bước đi ban đầu là thành lập 11 tổ tự quản xóa đói giảm nghèo (XĐGN), cho 75 hộ vay 360 triệu đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, với tinh thần "lá lành đùm lá rách", đã có 62 hộ khá tự nguyện đứng ra giúp cho 62 hộ nghèo vay 66 triệu đồng không tính lãi. Từ cách làm này, nhiều hộ nghèo đã có cơ hội vay vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập trong gia đình. Trong năm qua, xã đã xây mới và sửa chữa 39 căn nhà tình nghĩa và tình thương. Bên cạnh đó, từ khi khu công nghiệp Ông Kèo được xây dựng trên địa bàn, Phước Khánh đã nắm bắt thời cơ, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thanh niên đi học nghề và giới thiệu việc làm cho 937 lao động đến làm việc tại các công ty trong và ngoài xã. Sự kết hợp giữa hỗ trợ vốn để sản xuất kinh doanh với giải quyết việc làm cho thanh niên đến tuổi lao động và giải quyết nhà ở cho các hộ nghèo đã góp phần đẩy nhanh hiệu quả của công tác XĐGN tại Phước Khánh. Đến nay, số hộ nghèo của xã đã giảm xuống còn 140 hộ (chiếm 7,07% số hộ toàn xã).
ADVERTISEMENT
Hiệu quả thực tế của công tác XĐGN của xã Phước Khánh đã tạo được lòng tin trong nhân dân. Do đó, ngày càng nhiều những đơn vị, các nhà hảo tâm quan tâm giúp đỡ người nghèo. Chỉ tính riêng đợt cao điểm vận động vì người nghèo (từ 3-2 đến ngày 19-5) xã đã nhận được 320.480.000 đồng. Từ nguồn quỹ này, tiếp tục có 15 hộ nghèo được vay vốn để đầu tư nuôi bò (mỗi hộ 8 triệu đồng), 10 hộ được vay mỗi hộ 2 triệu đồng để buôn bán nhỏ. Không chỉ quan tâm đến giải quyết cái nghèo, xã Phước Khánh còn đặc biệt quan tâm đến các mục tiêu dài hạn khác, đó là sự đầu tư cho giáo dục. Một phần vốn XĐGN đã được trích ra để xây dựng quỹ khuyến học nhằm hỗ trợ cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học trên địa bàn xã. Ông Lê Anh, Chủ tịch UBND xã, phấn khởi cho biết: "Điều đáng mừng nhất ở đây là mọi người dân trong xã đều nhận thức được trách nhiệm của mình trong công tác XĐGN tại cộng đồng". Ý thức trách nhiệm đó đã tạo nên tinh thần tự giác của người dân trong xã là không trông chờ, ỷ lại các nguồn hỗ trợ từ phía xã hội, mà bà con đã biết tận dụng, phát huy những sự trợ giúp đó để thay đổi hoàn cảnh sống của mình. Những hiệu quả đáng mừng trong công tác XĐGN của một xã thuần nông như Phước Khánh một lần nữa khẳng định, khi mỗi một thành viên trong cộng đồng ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tự vươn lên thoát nghèo và đạt tới một sự đồng thuận cao về trách nhiệm đối với xã hội thì sự thành công là đều có thể nắm chắc trong tay.
Thúy Hằng