Ngay sau lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, diễn ra vào sáng qua 12-1, phóng viên Báo Đồng Nai đã tiếp tục ghi nhận ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Ngay sau lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, diễn ra vào sáng qua 12-1, phóng viên Báo Đồng Nai đã tiếp tục ghi nhận ý kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
* Bà Nguyễn Thị Thu Lan, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học - kỹ thuật Đồng Nai: Tạo môi trường cho trí thức cống hiến
Trong quá trình xây dựng dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đồng Nai đã tổ chức cho trí thức đóng góp ý kiến trên nhiều lĩnh vực, nhất là vấn đề xây dựng nền kinh tế tri thức và phát triển đội ngũ trí thức. Trong các dự thảo báo cáo văn kiện đại hội Đảng lần này đã rất quan tâm đến tầng lớp trí thức, vấn đề phát triển kinh tế tri thức gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ. Một bước đột phá trong dự thảo văn kiện lần này là đề cập nhiều đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Chúng ta hay nói "hiền tài là nguyên khí quốc gia", nhưng để hiền tài trở thành nguyên khí quốc gia thì phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để tạo ra hiền tài. Tôi rất kỳ vọng đại hội lần này sẽ có những đường lối, chủ trương nhằm tập hợp lực lượng trí thức, tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức góp sức mình vào sự phát triển của quê hương.
* Ông Nguyễn Sỹ Phong, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO: Đưa nghị quyết vào cuộc sống
Mới đây, tôi đọc trên Báo Đồng Nai thấy có bài viết phân tích về trọng lực của nguồn thu trong tỉnh, trong đó làm rõ nguồn thu chủ yếu hiện nay vẫn từ các doanh nghiệp trong nước chứ không phải từ đầu tư nước ngoài. Điều này làm chúng tôi cảm thấy tự hào vì đã đóng góp một phần không nhỏ cho tỉnh nhà và cho đất nước.
Theo dõi dự thảo báo cáo nội dung chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2010-2020 và nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tôi rất phấn khởi khi thấy định hướng sắp tới là sẽ tái cấu trúc nền kinh tế, đẩy nhanh tiến trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Trong các khâu đột phá, sẽ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
Chúng tôi tin rằng với những ý kiến đóng góp đầy trí tuệ, tâm huyết trong Đại hội Đảng toàn quốc lần này, các văn kiện của đại hội sẽ thực sự đi vào cuộc sống và đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước.
* Bà Nguyễn Thị Quế Diện, cán bộ hưu trí khu phố 2, phường Bình Đa, TP.Biên Hòa: Đảng phải có nghị quyết chuyên đề về chống tham nhũng
Đảng ta là Đảng cầm quyền, nền chính trị của nước ta duy nhất chỉ có Đảng Cộng sản Việt
Điều thứ hai tôi muốn gửi tới Đảng trong nhiệm kỳ này, đó là Đảng phải có chiến lược trong việc xác định lại vấn đề lấy đất nông nghiệp của nông dân để xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, sân golf... Chủ trương phát triển công nghiệp là đúng, song vẫn cần phải giữ vững được an ninh lương thực; không gây ra những bất ổn trong đời sống nhân dân khi người dân không còn đất đai để canh tác; trong khi Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, hơn 70% dân số làm nông nghiệp.
Ông KDE, già làng dân tộc Châu Mạ, ấp Hiệp Nghĩa (huyện Định Quán): Quan tâm hơn nữa đến bảo tồn văn hóa dân tộc Thời gian qua, nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống bà con đồng bào dân tộc Châu Mạ ở ấp Hiệp Nghĩa đã được nâng cao rõ rệt từ vật chất đến tinh thần. Trước kia, người Châu Mạ ở Hiệp Nghĩa chỉ biết làm ruộng rẫy, một số người lại không có đất canh tác phải đi làm thuê làm mướn kiếm sống qua ngày nên cuộc sống còn nhiều khó khăn. Được Đảng và Nhà nước từ thị trấn đến huyện giúp đỡ tạo điều kiện, giới thiệu việc làm, một số thanh niên Châu Mạ đã được vào làm việc tại các công ty, xí nghiệp, có tiền lương ổn định hàng tháng; cán bộ khuyến nông còn xuống tận nhà hướng dẫn trồng trọt, chăn nuôi theo kỹ thuật mới nên thu nhập cũng cao hơn. Nhiều hộ còn được hỗ trợ xây dựng nhà tình thương. Số hộ thoát nghèo vươn lên mỗi năm mỗi tăng, phấn khởi lắm. Không chỉ có vậy, ấp Hiệp Nghĩa còn có nhiều đổi thay tiến bộ. 100% bà con Châu Mạ ở Hiệp Nghĩa đã có điện, nước sạch để dùng từ mấy năm nay. Ấp có 2 con đường nội bộ, thì một tuyến đang được xây dựng với kinh phí 500 triệu đồng dự kiến sẽ hoàn thành trước Tết cho bà con đi lại thuận lợi, tuyến còn lại qua Tết cũng khởi công. Mới đây, trên tỉnh còn xây dựng cho bà con nhà văn hóa dân tộc hết 2,7 tỷ đồng, bà con vui mừng lắm. Nếu được, tôi cũng như bà con dân tộc Châu Mạ mong Đảng và Nhà nước quan tâm thêm, giúp bà con trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc. Có nhà văn hóa rồi, bà con Châu Mạ có nguyện vọng muốn được hỗ trợ để mở những lớp dạy dệt vải thổ cẩm, dạy đánh cồng chiêng cho mấy đứa nhỏ để biết, đừng quên những gì của ông bà truyền lại. Hiện nay, số cồng chiêng trong nhà người Châu Mạ ở Hiệp Nghĩa hầu như không còn, các nghệ nhân biết đánh cồng chiêng thì cũng đã cao tuổi, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì công tác bảo tồn văn hóa của dân tộc sẽ gặp nhiều khó khăn. Thanh Thúy |
PL-T.T - P.H