Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam trải qua 10 kỳ đại hội. Mỗi kỳ Đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng, ghi nhận những thắng lợi, thành tựu và những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam...
Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, từ ngày 3 đến 7-2-1930 tại Cửu Long, gần Hương Cảng (Trung Quốc) mang tầm vóc lịch sử của Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ ngày 14 đến 31-10-1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Hương Cảng (Trung Quốc), quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị đã bầu ra Ban chấp hành Trung ương chính thức của Đảng, do đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I: Củng cố, phát triển lực lượng lãnh đạo toàn dân chống đế quốc, chống chiến tranh
Ngay sau khi thành lập, Đảng đã lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc giành những thắng lợi, mà đỉnh cao là cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931). Sau đó, thực dân Pháp xâm lược thẳng tay đàn áp, khủng bố phong trào yêu nước. Tổng bí thư Trần Phú và nhiều người cộng sản bị bắt và anh dũng hy sinh...
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh trao đổi về những văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. |
Đại hội lần thứ I của Đảng diễn ra từ ngày 27 đến 31-3-1935, tại Macau, Trung Quốc, với sự tham gia của 13 đại biểu thuộc các Đảng bộ trong nước và tổ chức của Đảng hoạt động ở nước ngoài, do đồng chí Hà Huy Tập chủ trì. Đại hội đánh giá việc khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào đấu tranh của quần chúng, đồng thời đề ra ba nhiệm vụ củng cố và phát triển Đảng, đẩy mạnh cuộc vận động quần chúng và mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh.
Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng, gồm 13 người. Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản. Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng bí thư của Đảng.
Tháng 7-1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương họp ở Thượng Hải (Trung Quốc) để xác định chủ trương mới của Đảng về các vấn đề chiến lược và sách lược cách mạng ở Đông Dương. Hội nghị cử đồng chí Hà Huy Tập giữ chức Tổng bí thư.
Tháng 3-1938, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp quyết định mở rộng hơn nữa Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương. Tại hội nghị này, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng, sau đó được bầu làm Tổng bí thư.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II: Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến, kiến quốc
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung lãnh đạo kháng chiến, khôn khéo loại dần những kẻ thù, tranh thủ thời gian để chuẩn bị điều kiện và lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài...
Năm 1941, tại Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng, đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương.
Để tiếp tục phát triển đường lối kháng chiến, kiến quốc, Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
Đại hội họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 đến 19-2-1951, với sự tham gia của 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 760.000 đảng viên.
Đại hội quyết nghị đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam, thông qua Chính cương, Tuyên ngôn và Điều lệ mới của Đảng. Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương gồm 19 ủy viên chính thức và 10 ủy viên dự khuyết. Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Trường Chinh được bầu lại làm Tổng bí thư.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc thắng lợi. Đảng lãnh đạo nhân dân miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang để bảo vệ miền Bắc, chi viện cho miền
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15 (tháng 1-1959) xác định rõ đường lối cách mạng miền Nam, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam.
Đảng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III từ ngày 5 đến
Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương gồm 47 ủy viên chính thức và 31 ủy viên dự khuyết. Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng (Người giữ cương vị này cho đến khi qua đời, tháng 9-1969); đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Với đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, với sự hy sinh vô cùng to lớn của nhân dân Việt Nam anh hùng, cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi vô cùng to lớn...
P.V
(Còn tiếp)