Hơn 750 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước đã có mặt tại buổi họp báo diễn ra sáng 10-1, tại Hà Nội, do Trung tâm báo chí Đại hội XI tổ chức.
Hơn 750 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước đã có mặt tại buổi họp báo diễn ra sáng 10-1, tại Hà Nội, do Trung tâm báo chí Đại hội XI tổ chức.
Hơn 750 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước đã có mặt tại buổi họp báo diễn ra sáng 10-1, tại Hà Nội, do Trung tâm báo chí Đại hội XI tổ chức.
* Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị
Tại cuộc họp báo, đồng chí Nguyễn Bắc Son, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, thành viên Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội XI, cho biết: Các dự thảo báo cáo trình tại đại hội đều khẳng định xã hội mà Việt Nam xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Trả lời câu hỏi của các nhà báo về chiến lược phát triển toàn diện; đổi mới kinh tế có đi đôi với đổi mới chính trị hay không, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, quan điểm và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhất quán: đổi mới toàn diện cả về kinh tế và chính trị, trong đó đổi mới về kinh tế sẽ đi trước một bước để đảm bảo sự ổn định. Việc đổi mới chính trị sẽ có bước đi phù hợp. Đổi mới chính trị hướng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước, hoạt động của MTTQ và đoàn thể quần chúng.
Trả lời câu hỏi của phóng viên hãng AFP về vấn đề trong thời gian tới hệ thống đa đảng có được thực hiện ở Việt Nam hay không, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định: "Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng và dứt khoát không đa nguyên, đa đảng. Thực tế năm 1946, Việt
* Công tác nhân sự được chuẩn bị khá kỹ càng
Liên quan đến công tác nhân sự Đại hội XI, đồng chí Nguyễn Bắc Son cho biết, công tác chuẩn bị nhân sự đại hội lần này được chuẩn bị khá kỹ càng. Ban chấp hành Trung ương khóa mới sẽ là những đại biểu ưu tú trong Đảng, có bản lĩnh chính trị vững vàng; có phẩm chất đạo đức, năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có uy tín trong Đảng, trong xã hội; có tư duy đổi mới, khả năng tiếp cận, nắm bắt, xử lý vấn đề mới và vấn đề phức tạp nảy sinh; có khả năng đoàn kết, quy tụ; có phong cách làm việc khoa học, dân chủ, sâu sát, nói đi đôi với làm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
"Hiện Tiểu ban nhân sự Đại hội XI của Đảng đã nhận được 1 hồ sơ tự ứng cử vào ban chấp hành Trung ương của đồng chí Nguyễn Xuân Kiên, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học nghiệp vụ và tư liệu thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương" - đồng chí Trần Lưu Hải cho biết tại cuộc họp báo. |
Trả lời câu hỏi về số dư đại biểu để bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đồng chí Trần Lưu Hải, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho hay, tinh thần của đại hội là phải có số dư và giới thiệu số dư ít nhất là 15%. Đại hội chưa có quy định bầu trực tiếp Tổng bí thư, nhưng tại đại hội, nếu đa số đại biểu có yêu cầu thì sẽ tiến hành bầu trực tiếp.
Tại buổi họp báo, đồng chí Nguyễn Văn Thao, Phó văn phòng Trung ương Đảng cho biết, qua lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân, đã có hàng vạn ý kiến đóng góp vào dự thảo báo cáo chính trị. Việc tiếp thu ý kiến được thực hiện nghiêm túc và đã được tổng hợp để hoàn chỉnh báo cáo trình bày tại đại hội.
Nguyễn Phượng