Sáng nay 29-1, tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, diễn ra lễ rước và nhận bằng công nhận di tích lịch sử Đền thờ Trần Hưng Đạo.
Sáng nay 29-1, tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, diễn ra lễ rước và nhận bằng công nhận di tích lịch sử Đền thờ Trần Hưng Đạo.
* Thu nhận công nhân đến khai hoang
Bình Sơn trước đây là một ấp thuộc xã Lộc An, huyện Long Thành. Đầu năm 1923, chủ đồn điền Pháp thuộc Công ty cao su Đất Đỏ Quảng Lợi (
Trước tiên, họ khoanh vùng rồi thu nhận công nhân đến khai hoang. Do quá khổ cực, nhiều dân phu bỏ trốn, nên đồn điền thiếu lao động, không đủ lực lượng khai hoang làm đình trệ kế hoạch. Công ty phải mộ thêm dân từ các tỉnh miền Bắc. Thời kỳ này, giới chủ công ty không mộ dân là nữ mà chủ yếu mộ dân là nam giới.
Sau đó, để đảm bảo thực hiện dự án, Công ty Quảng Lợi lại phải mộ thêm dân miền Bắc. Lần này, công ty chủ trương cho mộ dân nữ để ổn định đời sống và giữ được dân lâu dài. Khi mộ dân đợt này đến Bình Sơn, giới chủ thực hiện kế hoạch có khác trước: Tất cả dân trước đây và dân mới đến đều phải ký hợp đồng (mãn hạn hợp đồng phải ký lại); đồng thời tất cả những người đã ký hợp đồng phải mang số thay cho tên (gọi là dân công tra).
* Thành lập đình thờ Bình Sơn
Trong cảnh đời khổ cực, tâm can họ khát khao và hướng về tâm linh. Vì vậy, để nhớ về quê gốc, để có niềm an ủi trong cảnh sống nơi vùng đất mới, những thế hệ công nhân đầu tiên tìm cách móc nối ở ngoài quê đem sắc thần vào Bình Sơn để có nơi thờ cúng trong tín ngưỡng của mình.
Vào giữa năm 1926, một số người đứng ra xin chủ đồn điền cho thờ cúng tổ tiên. Trước nguyện vọng chính đáng của bà con, khoảng cuối năm 1926, chủ đồn điền cho dựng một căn nhà (một căn 2 chái) bằng tranh ngay ở nền đình hiện tọa lạc. Hằng năm, đến ngày 20-8 âm lịch, người dân hội họp lại cúng thần. Về nội dung: Chỉ lấy lòng yêu nước, thương dân của Đức thánh Trần Hưng Đạo mà xây dựng, mặt khác lấy tình đoàn kết của Đức thánh mà noi theo đức độ của ngài...
Đến năm 1930, khi hội viên ngày càng đông (khoảng 100 người), người dân bàn tính việc xây sửa lại đình, xây tường gạch lợp ngói (cũng một căn hai chái) nhưng rộng hơn, khang trang hơn; đưa thêm vào điện thờ cụ Nguyễn Trãi, Thái tử Trần Nhật Duật, công chúa Trần An Tư - là những người đã quên mình cứu nước, cứu dân. Theo tín ngưỡng của các cụ (nam và nữ) thờ ông gắn liền với thờ bà, vì vậy cứ mỗi lần cúng thần thì phải tổ chức rước kiệu bà từ miễu Cây Đa về mới cúng. Đến năm 1939, hội viên nữ rất đông có nhu cầu tín ngưỡng thờ Bà chúa Liễu Hạnh. Họ tự lo gom góp xây dựng miễu bà cạnh đình để cho giới nữ thỏa lòng tín ngưỡng cúng bà. Mãi về sau, thành lệ cúng bà ngày 3-3 âm lịch.
Theo thông lệ, mỗi lần cúng ông hay cúng bà đều phải cử kiệu ra lô rước bà về mới cúng. Từ năm 1968, vì quân Mỹ và Thái Lan đối phó với cách mạng, nên địch không cho ta ra lô rước bà về nữa. Đến cuối năm 1969, bọn Mỹ, ngụy và chư hầu Thái Lan thực hiện xóa trắng vùng rừng trong khu căn cứ của ta bằng xe ủi. Chúng đưa xe tăng 52 (tăng cỡ lớn) xóa trắng khu vực rừng giáp lô cao su, trong đó cây đa miễu bà bị ủi sạch - từ đây không còn miễu bà nữa. Việc thờ cúng bà phải thờ cúng chung ở miễu Bình Sơn như hiện nay.
* Góp phần vào cuộc đấu tranh giành đọc lập
Ngay từ đầu, khi được thờ đức Thánh Trần phải dựa vào đạo đức, lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm nhằm giữ cho được thế hợp pháp. Để xây dựng đình miễu, từ đó trở về sau, ngày càng nâng cao vai trò của hội đình, chăm lo xây dựng hội và củng cố để hội đình càng phát triển một cách lâu dài.
Lúc đầu còn gặp nhiều trở ngại khó khăn, nhưng dần dần hội viên phát triển ngày càng đông. Đến thời kỳ cụ Bái và cụ Đa làm tiên chỉ, hội đình khởi sắc rất tốt. Đầu tiên, hội đình xây dựng ngôi đình bằng xi măng, gạch, ngói khang trang, lập được bức tượng của Trần Hưng Đạo (bằng gỗ mít, đến nay vẫn còn), mặt khác các cụ còn chọn được các người yêu nước, dám quên mình xả thân cứu nước như: cụ Nguyễn Trãi, Trần Nhật Duật, công chúa Trần An Tư. Hội còn xây dựng được đội văn nghệ, hát bội, lựa các vở tuồng tận trung với vua, tận hiếu với dân, thường biều diễn làm công tác tư tưởng cho công nhân, nhờ vậy hội đình nâng cao tinh thần đoàn kết vượt khó khăn, gian khổ trong dân cư.
Hội cũng xây dựng được đội nữ hoa để tỏ lòng tôn kính với bà, làm giảm bớt khó khăn của quý bà, quý chị. Ngoài ra, người dân còn thường tổ chức khấn vái nhờ bà Liễu Hạnh nuôi con về mặt tinh thần của các mẹ, các chị.
Đến năm 1943, đã có phong trào Việt Minh phát động nhân dân đứng lên kháng chiến chống Pháp. Với tấm lòng yêu nước sẵn có, nhân dân Bình Sơn (trong đó hội đình) tham gia tích cực vào phong trào cách mạng, tham gia cướp chính quyền, thực hiện tiêu thổ kháng chiến. Nhân dân Bình Sơn (trong đó hội đình đi đầu) tham gia cướp chính quyền tại Bình Sơn, chi viện cho thị trấn Long Thành và làm tự vệ cho chính quyền cách mạng xã Bình Sơn.
Đến lúc phát động phong trào kháng chiến chống Mỹ tại Bình Sơn, trong thời này việc cúng tế ở đình có nhiều mặt không thực hiện được vì chiến tranh ác liệt, nhưng tinh thần tham gia kháng chiến chống Mỹ, thì hội và xóm đình tham gia rất tốt. Xã Bình Sơn được tuyên dương anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ, thì hội đình và xóm đình đã đóng góp thành tích không nhỏ.
Thời kỳ đầu, từ dân phu đến công nhân công tra đều bị lọt vào thế làm nô lệ, phải dựa vào tinh thần và bản sắc văn hóa dân tộc để tồn tại trong kiếm sống quá ư khắc nghiệt và gian khổ. Người dân phải thoát khỏi nô lệ bằng mồ hôi, nước mắt, cả xương máu của mình. Khi tham gia kháng chiến, đình thần bị tàn phá phải gián đoạn một thời gian dài (từ 1954-1997). Tháng 6-1997, Trung ương ra Nghị quyết trung ương 5, nêu rõ nhân dân ta cần phải xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Chính quyền và Mặt trận Tổ quốc xã Bình Sơn chủ trương cho xây dựng lại ngôi đình và hội đình ở Bình Sơn. Thời kỳ này đình Bình Sơn bị xuống cấp rất nghiêm trọng: mái nhà bị mục nát, tường nhà bị bom đạn bắn phá hư nát, mái ngói sụp đổ, mưa nắng dột nát, trống chiêng hư và mất... Đến lư hương bằng đồng cũng mất. Thậm chí, người ta không dám vào đốt nhang vì sợ gỗ ngói rớt xuống. Đình chỉ còn được mỗi tượng đức Thánh ngồi và sắc thần đựng trong hộp. Hội viên của hội đình cũng còn được khoảng 5 người nhưng là những người lớn tuổi (từ 60 trở lên). Cũng trong tháng 6-1997, Mặt trận Tổ quốc họp bàn việc xây dựng lại đình thờ đức Trần Hưng Đạo. Trong cuộc họp bàn, khó khăn lớn nhất là các cụ đều là người lớn tuổi, sức yếu, kinh phí tu sửa cao, không có khả năng. Các cụ đề cử và bầu ông Huỳnh Minh Cường làm hội trưởng, có trách nhiệm củng cố lại hội đình, tìm cách tạo kinh phí tu sửa lớn ngôi đình và miễu. Từ khi củng cố đình và miễu (năm 1997- 2009) đến nay, hội đình củng cố gồm một ban tế tự, 27 thành viên và số hội viên cũ - mới 320 người. Củng cố nghi thức cúng tế (theo định kỳ hàng năm và ba ngày rằm thượng, trung và hạ ngươn). Về mặt xây dựng cơ sở vật chất đã tu sửa được ngôi đình và miếu thờ bà Ngũ Hành. Phục hồi được trống, chiêng đồng, lư đồng và các thứ còn thiếu cho cúng tế hàng năm. Đặc biệt, đã lập bàn thờ, đưa tượng Bác Hồ vào thờ ở nơi trang trọng trong gian chính điện. Tuy chưa đạt yêu cầu nhưng hội đình đã hoàn thành công việc xây dựng, góp phần vào hoạt động văn hóa truyền thống cho xã nhà.
Huỳnh Minh Cường