Chú Tám xe ôm nói với giọng băn khoăn:<br>
- Báo nói, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, trong 6 tháng đầu năm Việt Nam đã chi ra hơn 2.350 tỷ đồng để nhập khẩu các loại trái cây từ Trung Quốc, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2016. Xứ mình là xứ trái cây, mà sao dân mình lại đổ xô ăn trái cây hàng xóm là sao bây?
Chú Tám xe ôm nói với giọng băn khoăn:
- Báo nói, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, trong 6 tháng đầu năm Việt Nam đã chi ra hơn 2.350 tỷ đồng để nhập khẩu các loại trái cây từ Trung Quốc, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2016. Xứ mình là xứ trái cây, mà sao dân mình lại đổ xô ăn trái cây hàng xóm là sao bây?
Anh Tư Bốn nói:
- Xứ trái cây, nhưng cách sản xuất nông nghiệp của mình đang có vấn đề. Thứ nhất, nhiều loại cây giống của mình ít được cải tiến giống nên lạc hậu, năng suất thấp dẫn tới giá thành cao, mẫu mã xấu nên ít được ưa chuộng, nông dân lại ít chịu liên kết với nhau để thành vùng sản xuất chuyên nghiệp, cứ sản xuất nhỏ lẻ rồi bán túm, bán mớ hoặc đổ xô trồng đại trà bất chấp đầu ra để rồi hô hào giải cứu. Chú coi, trong những loại trái cây nhập của Trung Quốc nhiều, như: nho, lựu, táo, mận, dưa lưới… có thứ nào mình hổng trồng được đâu, vậy mà bỏ tiền làm giàu cho thiên hạ mới buồn, thậm chí có thời gian dài ăn trái cây Trung Quốc mà cứ tưởng ủng hộ hàng Việt.
Chú Tám chưa thông:
- Nhưng tao nghe nói hiện Trung Quốc vẫn là một trong số những nước có nguy cơ cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, vậy sao dân mình ăn mạnh miệng dữ bây?
Anh Tư Bốn cười nửa miệng:
- Vậy con hỏi chú, nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm của xứ mình không cao à? Dân mình nhiều người giữ thói quen sử dụng thuốc trừ sâu vô tội vạ, lạm dụng hóa chất trong chế biến, bảo quản thực phẩm. Trong khi đó sản phẩm vất vả sản xuất sạch theo tiêu chuẩn GAP thì bán giá như sản phẩm thường, ai mặn mà?
Ong mật