Chú Tám xe ôm nói:<br>
- Báo chí thống kê, từ hồi Đại hội Đảng lần thứ XII tới nay đã có 19 cán bộ cấp cao bị kỷ luật, từ cảnh cáo đến cách chức, khai trừ Đảng, truy tố trước pháp luật, thể hiện sự quyết tâm làm trong sạch bộ máy của Đảng và Chính phủ.
Chú Tám xe ôm nói:
- Báo chí thống kê, từ hồi Đại hội Đảng lần thứ XII tới nay đã có 19 cán bộ cấp cao bị kỷ luật, từ cảnh cáo đến cách chức, khai trừ Đảng, truy tố trước pháp luật, thể hiện sự quyết tâm làm trong sạch bộ máy của Đảng và Chính phủ. Trong số bị kỷ luật có cả ủy viên Bộ Chính trị, cho thấy “không có vùng cấm” như lời Tổng Bí thư đã nói.
Anh Tư Bốn trầm ngâm:
- Mấy ngày nay, truyền thông và mạng xã hội liên tục “moi” cho bằng hết thông tin về các vị bị kỷ luật, từ chuyện sai phạm cho đến chuyện đời tư, vợ con. Con cứ thấy có gì đó sai sai...
Chú Tám sửng sốt:
- Dân chúng cũng có nhu cầu muốn biết rõ ràng các vị đó sai phạm chuyện gì, mức độ ra sao, xử lý tới đâu, có đúng người đúng tội, bây lại nghĩ vậy là sao?
Anh Tư Bốn lắc đầu:
- Con không nói nhu cầu nắm bắt thông tin của người dân là sai. Có điều, con thấy chỉ tập trung vào nói đến sai phạm của các vị đó là chưa công bằng.
Hớp nước trà thấm giọng, anh Tư Bốn nói tiếp:
- Chú nghĩ coi, để đạt đến vị trí như hiện nay, nhiều người đã có quá trình phấn đấu lâu dài, đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước, địa phương, nhưng có đôi khi báo chí, truyền thông ít đề cập đến nên người dân cũng ít được biết. Còn đến lúc có sai phạm, tất cả đều xúm vào làm rùm beng lên, vô tình làm cho mọi người chỉ thấy mặt xấu, từ đó có cái nhìn thiếu thiện cảm. Theo con vậy là chưa công bằng.
Chú Tám gật gù:
- Bây nói có lý. Ông bà mình có câu “giậu đổ bìm leo” là vậy. Thông tin cũng cần có 2 mặt, nhiều chiều để người dân có cái nhìn khách quan hơn, “cân đong đo đếm” rõ ràng giữa công và tội, không cứ có sai phạm là biến thành tội đồ của xã hội hết.
Ong mật