Chú Tám xe ôm kể:<br>
- Nghe nói ở Thụy Điển có rất nhiều siêu thị không nhân viên. Khách vào chọn hàng, dùng smart phone quét mã rồi đem về, có hệ thống thanh toán di động tự giải quyết vụ trả tiền. Kiểu này vừa giảm bớt chi tiêu bằng tiền mặt, vừa giảm được chi phí công lao động.
Chú Tám xe ôm kể:
- Nghe nói ở Thụy Điển có rất nhiều siêu thị không nhân viên. Khách vào chọn hàng, dùng smart phone quét mã rồi đem về, có hệ thống thanh toán di động tự giải quyết vụ trả tiền. Kiểu này vừa giảm bớt chi tiêu bằng tiền mặt, vừa giảm được chi phí công lao động.
Anh Tư Bốn cười:
- Dân Thụy Điển ban đầu cũng hài lòng với tiện ích khi mua sắm tại siêu thị, nhưng mới đây khi được khảo sát nhiều người Thụy Điển lại bày tỏ mong muốn các siêu thị “khôi phục” lại nhân viên bán hàng. Bởi ngoài nhu cầu mua sắm, người dân còn có nhu cầu giao tiếp giữa người và người chớ không phải đối diện với máy móc hay robot vô hồn.
Chú Tám sửng sốt:
- Cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, dự báo tương lai robot sẽ thay thế con người ở nhiều lĩnh vực. Nói như bây hổng lẽ mai mốt đến một lúc nào đó sau khi “chán” robot thì con người sẽ quay lại vạch xuất phát ban đầu?
Anh Tư Bốn lắc đầu:
- Tương lai xa thì con chưa biết, nhưng các chuyên gia nhận định là cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh đến đâu thì cũng không thể thay thế được con người ở một số lĩnh vực, kể cả robot có “trí tuệ nhân tạo” có chỉ số IQ lên tới 115. Chẳng hạn, robot có thể cung cấp thông tin rất rộng lớn, hoàn chỉnh cho học sinh nhưng không thể truyền cảm hứng, chia sẻ, giáo dục nhân cách như giáo viên. Robot cũng có thể tổng hợp, phân tích để viết ra bài báo đầy đủ thông tin nhưng khó thể chuyển tải cảm xúc đến người đọc như nhà báo.
Chú Tám sốt ruột:
- Vậy ý bây là sao?
Anh Tư Bốn tỉnh queo:
- Là mọi người đừng quá sợ hãi với công nghiệp 4.0, mà phải biết làm chủ, đón đầu chớ sao. Đừng quên, con người làm chủ thế giới. Khoa học phát triển là để phục vụ chớ không phải dồn con người vào đường cùng.
Ong mật