Chú Tám xe ôm phấn khởi nói:<br>
- Nghe nói, Bộ Nông nghiệp Mỹ đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để xoài Việt Nam nhập khẩu sang thị trường này. Nếu được vậy, mừng cho bà con nông dân mình nha vì tiềm năng tiêu thụ xoài của dân Mỹ rất là lớn, mỗi năm nhập tới 400 ngàn tấn xoài tươi từ các nước.
Chú Tám xe ôm phấn khởi nói:
- Nghe nói, Bộ Nông nghiệp Mỹ đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để xoài Việt Nam nhập khẩu sang thị trường này. Nếu được vậy, mừng cho bà con nông dân mình nha vì tiềm năng tiêu thụ xoài của dân Mỹ rất là lớn, mỗi năm nhập tới 400 ngàn tấn xoài tươi từ các nước.
Anh Tư Bốn lắc đầu:
- Nói vậy thôi, chớ con đường phía trước còn nhiêu khê lắm chú ơi. Mỹ là một trong những nước quản lý an toàn thực phẩm rất khắt khe. Để vô được thị trường Mỹ, xoài Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: vùng trồng, đơn vị thực hiện đóng gói sản phẩm, nhà máy chiếu xạ đều phải đáp ứng tiêu chuẩn của Mỹ.
Chú Tám lo lắng:
- Vậy hồi trước tới giờ mấy nước xuất khẩu xoài vô thị trường Mỹ làm cách nào để đáp ứng yêu cầu?
Anh Tư Bốn lại lắc đầu:
- Những nước xuất khẩu xoài vô thị trường Mỹ đều có chiến lược phát triển xoài ra thị trường thế giới. Chẳng hạn như Philippines đã xây dựng xuất khẩu xoài thành chương trình trọng điểm cấp quốc gia, nông dân toàn quốc cùng áp dụng trồng giống xoài ngon nhất, xoài đạt chuẩn GAP có giá cao gần gấp đôi xoài thường.
Chú Tám than:
- Nói vậy, nông dân mình “thua” ngay từ khoản này rồi. Tới giờ 95% diện tích xoài của dân mình là vườn cây hỗn hợp, không chỉ năng suất thấp mà kích cỡ, màu sắc, trọng lượng không đồng nhất nên rất khó xuất khẩu. Quan trọng hơn, người dân canh tác xoài còn sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật mà ít dùng phân hữu cơ.
Anh Tư Bốn gật đầu:
- Bởi vậy, không phải chỉ trái xoài ngay từ bây giờ Nhà nước cần xây dựng chiến lược cấp quốc gia cho các loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu. Chớ cứ làm ăn manh mún, nhỏ lẻ kiểu vầy, thiên hạ có mở rộng cửa tới đâu thì trái cây nước mình cũng khó mà “ra thế giới” được.
Ong mật