Chú Tám xe ôm tắc lưỡi:<br>
- Chèn ơi, rằm tháng bảy tao được mời đi ăn cơm chay. Đồ chay mà nhìn cứ tưởng là đồ mặn, nào là giò nem ninh mọc, tôm kho, cua hấp, cá chiên sốt cà, thịt heo quay, đùi gà chiên, thậm chí có cả... tiết canh nữa. Ăn mà tao thấy cũng… hơi kỳ kỳ. Ăn chay cốt để tâm tịnh mà mắt cứ phải thấy như thức ăn mặn thì hổng biết tâm có tịnh nổi hông.
Chú Tám xe ôm tắc lưỡi:
- Chèn ơi, rằm tháng bảy tao được mời đi ăn cơm chay. Đồ chay mà nhìn cứ tưởng là đồ mặn, nào là giò nem ninh mọc, tôm kho, cua hấp, cá chiên sốt cà, thịt heo quay, đùi gà chiên, thậm chí có cả... tiết canh nữa. Ăn mà tao thấy cũng… hơi kỳ kỳ. Ăn chay cốt để tâm tịnh mà mắt cứ phải thấy như thức ăn mặn thì hổng biết tâm có tịnh nổi hông. Vụ này tự nhiên làm tao nhớ tới mấy em gái bán cà phê ở cái quán đầu ngõ, tao già vầy nè mà vô quán mấy đứa cứ đon đả kêu bằng anh. Tao ngại quá, “phản ảnh” thì mấy đứa trả lời: kêu bằng anh mà trong bụng nghĩ là chú, còn hơn là kêu bằng chú mà trong lòng nghĩ là anh.
Anh Tư Bốn cười xém té ghế:
- Thiệt ra, cái vụ đồ chay giả mặn không phải nhằm mục đích “đánh lừa thị giác” làm cho người ăn chay “lưu luyến” với thức ăn mặn đâu chú. Chuyện này có sự tích hẳn hoi. Thời nhà Trần có Thiền sư Huyền Quang, được tôn là tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền sư từng thi đậu trạng nguyên, sau này ngộ đạo bỏ quan chức lên Trúc Lâm tu hành, nổi tiếng là đạo cao đức trọng.
Hớp ngụm trà đá, anh Tư Bốn nói tiếp:
- Theo truyền thuyết, thấy thiền sư còn trẻ mà dốc lòng tu hành, nhà vua mới “thử” bằng cách cho cung phi Điểm Bích lên chùa dụ dỗ ngài phạm vào sắc giới. Thất bại, nhưng cô Điểm Bích “báo cáo láo” với vua là đã thành công. Vua mời thiền sư về kinh, bày tiệc khoản đãi toàn là thức ăn mặn. Thiền sư khấn: Kẻ đệ tử này nếu có điều gì bất chính, xin chư Phật cho đày xuống âm ty địa ngục, còn không thì xin cho cỗ bàn này hóa thành thức ăn chay. Lời khấn của thiền sư thành sự thật, thức ăn mặn đều hóa thành chay. Vì vậy sau này người ta dùng hình thức đồ mặn để làm đồ chay chính là nhắc đến công đức của vị thiền sư. Ở đời có nhiều thứ “giả” còn tầy đình hơn như: hàng giả, bằng cấp giả, nên đừng vội lên án vụ “chay giả mặn” nha chú.
Ong mật