Chú Tám xe ôm bâng khuâng:<br>
- Bất ngờ ghê, cậu học trò tự hào nhất của GS.Hồ Ngọc Đại ở ngôi trường thực nghiệm Hà Nội không phải là vị giáo sư danh tiếng Ngô Bảo Châu, mà chỉ là một anh thợ sửa xe, có cuộc sống hết sức bình thường nhưng thật hạnh phúc trừ "những lúc bị vợ mắng". Nghe giống chuyện cổ tích quá bây.
Chú Tám xe ôm bâng khuâng:
- Bất ngờ ghê, cậu học trò tự hào nhất của GS.Hồ Ngọc Đại ở ngôi trường thực nghiệm Hà Nội không phải là vị giáo sư danh tiếng Ngô Bảo Châu, mà chỉ là một anh thợ sửa xe, có cuộc sống hết sức bình thường nhưng thật hạnh phúc trừ “những lúc bị vợ mắng”. Nghe giống chuyện cổ tích quá bây.
Anh Tư Bốn gật gù:
- Vị giáo sư già dành tâm huyết cả đời cho giáo dục tự hào không phải vì học sinh thành đạt, mà vì học sinh của mình dám sống cho niềm đam mê, sống thật với chính mình chớ không phải vì địa vị xã hội, tiền bạc hay những danh vị hão.
Cô Ba cà phê góp lời:
- Con phục cái anh thợ sửa xe một, nhưng phục ba má ảnh tới mười. Có dũng cảm lắm mới chấp nhận cho con sống với đam mê kiểu vậy. Chú thấy không, bây giờ nhiều bậc phụ huynh ép con học đêm học ngày, phải vô trường chuyên này trường điểm nọ, lọt cho bằng được vào trường đại học mà tránh xa mấy trường nghề. Con có làm kỹ sư, bác sĩ thì mới có cái khoe với mọi người, chớ con làm công nhân thì lấy gì để hãnh diện? Cứ vậy, vô tình cha mẹ “nắn” cuộc đời con theo ý mình, không để con sống cho chính bản thân.
Chú Tám hắng giọng:
- Thật ra, cha mẹ có nghiêm khắc, ép uổng này nọ thì chung quy cũng chỉ vì tương lai của con, chớ nếu để mấy đứa nhỏ tự do làm theo ý mình có khi lớn lên chỉ có nước ra đường chạy xe ôm như tao à nha. Nên nhớ, anh thợ sửa xe này từng du học nước ngoài, có đến 2 bằng cấp danh giá, tức đã khẳng định năng lực của mình trước khi sống cho đam mê.
Anh Tư Bốn tự nhiên mơ màng:
- Trong câu chuyện của anh thợ sửa xe có 2 bằng đại học, con ngưỡng mộ việc ảnh kể rằng hồi nhỏ “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Ước gì học trò ngày nay em nào cũng có được niềm vui như ảnh.
Ong mật