Ba Tẻo em xuất hiện ở quán cà phê. Chú Tám xe ôm cười hỏi:<br>
- Lóng rày thấy bây "đi nhẹ, nói khẽ, hay cười" dữ nha. Đổi tánh hay sửa tâm vậy bây?
Ba Tẻo em xuất hiện ở quán cà phê. Chú Tám xe ôm cười hỏi:
- Lóng rày thấy bây “đi nhẹ, nói khẽ, hay cười” dữ nha. Đổi tánh hay sửa tâm vậy bây?
Ba Tẻo em cười… méo xẹo:
- Đâu chỉ ở trong xóm, mà vô cơ quan càng phải tích cực trưng ra bộ mặt “đẹp”. Sắp vô mùa cuối năm rồi mà chú.
Chú Tám ngạc nhiên:
- Ủa, mùa vụ gì cuối năm mà liên quan đến chuyện “nói khẽ, cười duyên”?
Anh Tư Bốn xen vào:
- Cuối năm ở các cơ quan nhà nước là “mùa” phê bình, kiểm điểm, bình bầu, đánh giá cán bộ, đảng viên ở địa phương, rồi có khi bỏ phiếu tín nhiệm đủ các loại. Nếu làm mích lòng đồng nghiệp từ thời điểm này, cuối năm coi chừng bị phê bình “sặc gạch”, bình bầu bị thấp phiếu, coi như tiêu. Vì vậy, phương châm của nhiều cán bộ, công chức hiện nay là “Đi nhẹ, nói khẽ, hay cười. Việc đâu bỏ đó là người phiếu cao”.
Chú Tám than thở:
- Vậy hóa ra việc đánh giá cán bộ tưởng chừng là dân chủ, hóa ra cũng có chỗ mù mờ. Tín nhiệm cao hay thấp còn tùy thuộc vào cảm tính yêu ghét kiểu vậy làm sao đánh giá đúng năng lực của cán bộ?
Ba Tẻo em trầm ngâm:
- Tập quán ứng xử của dân mình xưa nay vẫn thường thiên về tình hơn lý, bởi vậy mới có kiểu “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”, xử lý cũng “sơ thì nặng, thân thì nhẹ”. Đây là lực cản rất lớn trong việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị, ảnh hưởng đến tính sự minh bạch, công bằng của pháp luật, dẫn đến giảm niềm tin của người dân.
Anh Tư Bốn góp lời:
- Ðể hạn chế vấn đề này, điều quan trọng là hành động của bộ máy thực thi, nhất là vai trò của người đứng đầu qua đó tạo ra kiểu văn hóa của đơn vị. Người đứng đầu trong sáng sẽ có một tập thể công tâm. Bởi vậy mới có câu “thủ trưởng nào, văn hóa đó” là vậy.
Ong mật