Báo Đồng Nai điện tử
En

Không có biên bản vi phạm hành chính có quyết định xử phạt được không?

09:12, 10/12/2007

Tôi nhận được quyết định xử phạt hành chính của UBND xã bằng hình thức phạt tiền, lý do được nêu trong quyết định là tôi có hành vi lấn chiếm lề đường. Cách đây 3 tháng, tôi có bày hàng buôn bán ra lề đường, được UBND xã nhắc nhở, tôi đã thu dọn ngay. Tôi chưa bị lập biên bản về vi phạm hành chính, nay UBND xã quyết định phạt tiền có đúng không? Xin quý báo tư vấp giúp. Xin cảm ơn.
Nguyễn Hùng

Tôi nhận được quyết định xử phạt hành chính của UBND xã bằng hình thức phạt tiền, lý do được nêu trong quyết định là tôi có hành vi lấn chiếm lề đường. Cách đây 3 tháng, tôi có bày hàng buôn bán ra lề đường, được UBND xã nhắc nhở, tôi đã thu dọn ngay. Tôi chưa bị lập biên bản về vi phạm hành chính, nay UBND xã quyết định phạt tiền có đúng không? Xin quý báo tư vấp giúp. Xin cảm ơn.

ADVERTISEMENT

Nguyễn Hùng

+ Lập biên bản về vi phạm hành chính

* Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản.

ADVERTISEMENT

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển thì người chỉ huy tàu bay, tàu biển có trách nhiệm lập biên bản để chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt khi tàu bay, tàu biển đến sân bay, bến cảng.

* Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ.

ADVERTISEMENT

* Biên bản phải được lập ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại, thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

* Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.

+ Thủ tục xử phạt đơn giản

Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000đ đến 100.000đ thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ.

Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp nộp tiền phạt tại chỗ thì được nhận biên lai thu tiền phạt.

+ Quyết định xử phạt

Thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ, thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp xử phạt trục xuất; trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.

Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại điều 121 của Pháp lệnh này.

Căn cứ vào những quy định như đã nêu trên thì việc xử phạt vi phạm hành chính mà không lập biên bản và sau 3 tháng mới có quyết định xử phạt là không đúng.

(Theo các điều 54 - 55 - 56 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1-10-2002).

LS. Nguyễn Đức

 

ADVERTISEMENT

Tin xem nhiều

ADVERTISEMENT