Hỏi: Con tôi là bị can trong vụ án cố ý gây thương tích, trong quá trình lấy cung của cháu, tôi tham gia với tư cách là đại diện (do cháu chưa đủ 18 tuổi). Tôi đặt câu hỏi đối với cháu về việc phạm tội, nhưng điều tra viên yêu cầu tôi không được hỏi vì vi phạm pháp luật. Xin được luật sư hướng dẫn.
Hỏi: Con tôi là bị can trong vụ án cố ý gây thương tích, trong quá trình lấy cung của cháu, tôi tham gia với tư cách là đại diện (do cháu chưa đủ 18 tuổi). Tôi đặt câu hỏi đối với cháu về việc phạm tội, nhưng điều tra viên yêu cầu tôi không được hỏi vì vi phạm pháp luật. Xin được luật sư hướng dẫn.
Dương Anh Thông (TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương)
Trả lời: Theo thông tin ông cung cấp thể hiện con ông có hành vi gây thương tích cho người khác, lúc cháu chưa đủ 18 tuổi (chưa thành niên) và bị tạm giam để điều tra về tội danh này (tội cố ý gây thương tích).
Trong quá trình lấy cung hoặc lấy lời khai của cháu, ông tham gia với tư cách là người đại diện, theo quy định của Bộ luật Hình sự, ông có quyền tham gia hỏi cháu liên quan đến hành vi, nguyên nhân, điều kiện phạm tội… Tuy nhiên, trong quá trình tham gia ông không được đặt các câu hỏi có tính chất gợi ý, định hướng, khẳng định hoặc phủ định (như: phía bên kia tấn công bọn con trước đúng không; con không có mặt lúc đánh nhau đúng không?) vì những câu hỏi trên ngăn cản việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Do đó, điều tra viên hoặc kiểm sát viên - người tiến hành tố tụng lấy lời khai, lấy cung của cháu được quyền yêu cầu ông không được hỏi và dừng ngay việc hỏi cung.
Trường hợp những người này phát hiện ông có dấu hiệu thông cung, mớm cung (ví dụ: bên A khai như vậy con thấy như thế nào, có đúng không…) thì yêu cầu ông dừng ngay việc hỏi và lập biên bản, báo cáo sự việc cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
LS.Ngô Văn Định