Báo Đồng Nai điện tử
En

Xuống hạng và lên hạng

09:02, 27/02/2012

Công bố của Phòng Thương mại & công nghiệp Việt Nam (VCCI) về chỉ số năng lực cạnh tranh của 63 tỉnh, thành trong năm 2011 vào giữa tuần qua dựa trên kết quả khảo sát 6.922 doanh nghiệp (DN) đại diện cho tất cả các loại hình DN ở trong nước đã cho thấy có không ít sự “ xáo trộn” về thứ hạng.

Công bố của Phòng Thương mại & công nghiệp Việt Nam (VCCI) về chỉ số năng lực cạnh tranh của 63 tỉnh, thành trong năm 2011 vào giữa tuần qua dựa trên kết quả khảo sát 6.922 doanh nghiệp (DN) đại diện cho tất cả các loại hình DN ở trong nước đã cho thấy có không ít sự “ xáo trộn” về thứ hạng. Lần đầu tiên kể từ khi VCCI công bố chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Đà Nẵng và Bình Dương đã rớt hạng, không còn nằm ở vị trí cao nhất (đứng thứ 5 và thứ 10). Theo lý giải, Bình Dương và Đà Nẵng bị sụt giảm điểm mạnh ở lĩnh vực hỗ trợ DN và đào tạo lao động. Trong khi đó, Lào Cai và Bắc Ninh đã có sự bứt phá vươn lên vị trí số 1 và số 2. Ngoài ra, 2 tỉnh còn khó khăn trong phát triển kinh tế là Bình Phước và Hà Tĩnh cũng đã lọt vào “Top 10”.

Với Đồng Nai, năm 2010 đã rớt xuống thứ hạng 25, tụt 7 bậc so với năm 2009 , không nằm trong danh sách các tỉnh có chỉ số PCI rất tốt và tốt, nhưng năm 2011 đã lọt vào “Top 10” tỉnh, thành có chỉ số CPI rất tốt với thứ hạng 9.

 Theo VCCI, kết quả xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bao gồm 9 tiêu chí: chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, chi phí không chính thức, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, dịch vụ hỗ trợ DN, chất lượng đào tạo lao động, thiết chế pháp lý.

Một quan chức VCCI cho biết, qua khảo sát nhiều DN đã bày tỏ lo lắng về tính minh bạch của chính quyền địa phương, nhất là DN có vốn đầu tư nước ngoài. DN muốn tiếp cập thông tin, nhất là về đất đai, phải có sự quen biết mới dễ dàng, việc này dễ phát sinh những chi phí không chính thức. Có không ít địa phương thường dành những “ưu ái” về thông tin quy hoạch, về đất đai, dự án... cho DN thân quen, thay vì chọn DN có năng lực đầu tư làm ăn. Điều này cho thấy môi trường làm ăn minh bạch, bình đẳng, cho dù đã nói rất nhiều nhưng đâu đó vẫn còn chưa bình thường.

Sự thay đổi lên hạng hay xuống hạng PCI của các tỉnh, thành phố là điều dễ xảy ra, bởi luôn có sự nỗ lực không ngừng giữa các địa phương để bứt phá vươn lên vị trí cao về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh. Đó chính là cải thiện hình ảnh môi trường đầu tư của địa phương mình trong con mắt nhà đầu tư.

Xuân Phú

 

Tin xem nhiều