Như một quy luật, nhu cầu lao động phổ thông năm nào cũng cao, vì gặp phải sự cạnh tranh gay gắt: cạnh tranh giữa các nguồn lao động trong nước, cạnh tranh với nguồn lao động từ nước ngoài.
Như một quy luật, nhu cầu lao động phổ thông năm nào cũng cao, vì gặp phải sự cạnh tranh gay gắt: cạnh tranh giữa các nguồn lao động trong nước, cạnh tranh với nguồn lao động từ nước ngoài.
Quá trình cạnh tranh về lao động sẽ còn tiếp tục diễn ra do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời gian tới. Đó là nhìn ở bình diện vĩ mô. Trong thực tế, có nhiều công nhân - lao động hiện nay chưa tìm được việc làm, nhưng cũng có nhiều công ty không tìm được lao động.
Dù Chính phủ và các địa phương vẫn đang tích cực tìm kiếm và tổ chức nhiều giải pháp tạo việc làm, ổn định sản xuất - kinh doanh, nhưng bản chất của câu chuyện cạnh tranh lao động gay gắt, khốc liệt lại xuất phát từ một khía cạnh khác: thu nhập của người lao động.
Trên thực tế, người lao động phổ thông đang đứng trước nhiều chọn lựa: làm việc ở Đông Nam bộ hay về lại miền Trung, miền Bắc; có chấp nhận đồng lương chưa đủ trang trải để đổi lấy việc làm?
Lao động phổ thông đa phần xuất phát từ nông thôn, tư duy nông dân còn ăn sâu trong nếp nghĩ. Ổn định công việc, ổn định chỗ ăn, chỗ ở là một nhu cầu lớn. Nếu doanh nghiệp không giải quyết tốt bài toán thu nhập, câu chuyện khó khăn trong tuyển dụng lao động ở khu vực Đông Nam bộ sẽ còn là vấn đề lâu dài.
Các tỉnh miền Trung, miền Bắc hiện cũng đang phát triển công nghiệp. Có một sự dịch chuyển lao động phổ thông từ việc sử dụng lao động nước ngoài, từ việc thay đổi chất lượng lao động trong các vùng. Về phía người lao động, yêu cầu không ngừng nâng cao kiến thức, tay nghề, rèn luyện để giỏi nghề, để đứng vững trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt là vấn đề đang đặt ra. Nhưng về phía nhà quản lý, yêu cầu thay đổi bài toán thu nhập để thu hút người lao động thực sự gắn bó với doanh nghiệp cũng là vấn đề toàn toàn không nhỏ.
Sao Khuê