Báo Đồng Nai điện tử
En

Khoa học phải được truyền bá rộng rãi

10:05, 17/05/2015

Hơn 50 năm sau, ngày 18-5-2014 được chọn là Ngày Khoa học - công nghệ Việt Nam nhằm tôn vinh các nhà khoa học và thành tựu khoa học - công nghệ; tuyên truyền, phổ biến tri thức khoa học, đồng thời nâng cao nhận thức và khơi dậy niềm tự hào về trí tuệ Việt Nam, tinh thần đam mê lao động sáng tạo trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam.

Tới dự và phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I Hội Phổ biến khoa học - kỹ thuật Việt Nam (tiền thân của Liên hiệp các Hội Khoa học - kỹ thuật Việt Nam) ngày 18-5-1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn đội ngũ những nhà khoa học lúc bấy giờ: “Khoa học phải tự sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi... Các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biết khoa học, kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ…”.

ADVERTISEMENT

Hơn 50 năm sau, ngày 18-5-2014 được chọn là Ngày Khoa học - công nghệ Việt Nam nhằm tôn vinh các nhà khoa học và thành tựu khoa học - công nghệ; tuyên truyền, phổ biến tri thức khoa học, đồng thời nâng cao nhận thức và khơi dậy niềm tự hào về trí tuệ Việt Nam, tinh thần đam mê lao động sáng tạo trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam. Đây là động lực nội sinh quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất để phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước, nhất là trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Không thể phủ nhận tiềm năng khoa học - công nghệ của đất nước ta là rất lớn. Điều này được minh chứng qua hàng loạt các giải thưởng mà Việt Nam đã đạt được trên trường quốc tế về khoa học - công nghệ, trong đó đáng ngạc nhiên là có những phát minh của những nông dân chân lấm tay bùn nhưng thích tìm tòi, khám phá. Không ít nhà khoa học của Việt Nam đã làm rạng danh quê hương bằng những đề tài nghiên cứu mới mẻ, đem lại lợi ích kinh tế và hiệu quả xã hội tích cực. Nhiều học sinh, sinh viên bằng sự năng động, ham học hỏi đã sáng chế ra những giải pháp khoa học - kỹ thuật có ý nghĩa thực tiễn cao.

ADVERTISEMENT

Tuy nhiên, phải công bằng nhìn nhận, dù có nhiều tiềm lực nhưng trình độ khoa học - công nghệ của Việt Nam vẫn còn khá thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Khoa học - công nghệ chưa thực sự phục vụ đắc lực cho sự phát triển, nhất là tạo ra những giá trị để phát triển bền vững. Một trong những nguyên nhân được xác định là do Việt Nam vẫn chưa tạo được môi trường khoa học - công nghệ đúng nghĩa để các nhà khoa học phát huy được hết khả năng của mình đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, chính sách thu hút nhân tài trên lĩnh vực này vẫn còn nhiều vấn đề cần thay đổi…

Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đang phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để mục tiêu này sớm trở thành hiện thực, Đồng Nai đã xác định phải đẩy mạnh đầu tư phát triển khoa học - công nghệ theo hướng tập trung nghiên cứu ứng dụng ở lĩnh vực ưu tiên là phát triển nông nghiệp, nông thôn và 2 mũi nhọn đột phá là hạ tầng khoa học - công nghệ cùng đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Mục tiêu phát triển khoa học - công nghệ ở Đồng Nai đảm bảo cân bằng 3 trụ cột phát triển: tăng trưởng - bảo vệ môi trường - xã hội tiến bộ, công bằng.

ADVERTISEMENT

Để khoa học - công nghệ phát triển xứng tầm, cần sự thay đổi và quyết tâm lớn từ chính sách vĩ mô đến nhận thức của người dân.

Minh Ngọc

ADVERTISEMENT

Tin xem nhiều

ADVERTISEMENT