Trong thời gian, phong trào chống rác thải nhựa đã được triển khai rộng khắp trên cả nước, trong đó có Đồng Nai. Mục tiêu nhằm kêu gọi sự tham gia trực tiếp của cộng đồng, vận động người tiêu dùng từ bỏ hành vi, thói quen sử dụng túi ny-lông khó phân hủy, đồ nhựa dùng một lần, khuyến khích sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy, thân thiện với môi trường.
Trong thời gian, phong trào chống rác thải nhựa đã được triển khai rộng khắp trên cả nước, trong đó có Đồng Nai. Mục tiêu nhằm kêu gọi sự tham gia trực tiếp của cộng đồng, vận động người tiêu dùng từ bỏ hành vi, thói quen sử dụng túi ny-lông khó phân hủy, đồ nhựa dùng một lần, khuyến khích sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy, thân thiện với môi trường. Vấn đề kiểm soát, hạn chế rác thải nhựa đã được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương có những đề án, kế hoạch cụ thể, trong đó có xác định lộ trình phấn đấu đến năm 2025 không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
Vấn đề kiểm soát, hạn chế rác thải nhựa đã được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương có những đề án, kế hoạch cụ thể, trong đó có xác định lộ trình phấn đấu đến năm 2025 không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Để thực hiện lộ trình này, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có thư gửi đến các cơ quan, chính quyền các địa phương, doanh nghiệp và nhân dân cả nước kêu gọi toàn xã hội chung tay hành động chống rác thải nhựa vì một Việt Nam trong lành, phát triển bền vững.
Qua đó cho thấy, quyết tâm của Chính phủ trong việc hạn chế, tiến tới xóa bỏ thói quen sử dụng rác thải nhựa túi ly-lông ra ngoài môi trường. Từ đó, các bộ, ngành, địa phương, trong đó có Đồng Nai cũng đồng loạt triển khai nhiều giải pháp để thực hiện.
Tại Đồng Nai, phong trào chống rác thải nhựa được triển khai từ thành thị đến nông thôn, được người dân hưởng ứng nhiệt tình như: phong trào đổi rác lấy quà; thay ống hút nhựa, ly nhựa bằng chất liệu giấy, tre, cỏ... Sau các đợt phát động đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của rác thải nhựa với môi trường. Tuy nhiên, vì sự tiện lợi, nhiều người vẫn chưa từ bỏ thói quen dùng túi ny-lông, hộp nhựa, hộp xốp dùng một lần. Đây là vấn đề các ngành chức năng cần quan tâm để có những giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn.
Ngoài ra, để chống rác thải nhựa, Đồng Nai tiếp tục tái thực hiện Kế hoạch phân loại rác thải tại nguồn giai đoạn 2020-2025. Việc triển khai đồng bộ phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là cần thiết nhằm tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, tiết kiệm diện tích đất chôn lấp, hạn chế ô nhiễm nguồn nước ngầm, không khí, từ đó, giảm tác động của biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, trước đó Đề án phân loại rác thải tại nguồn đã được tỉnh thí điểm triển khai từ năm 2008. Sau hơn 10 năm thực hiện đề án vẫn chưa phát huy hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chính là do người dân chưa xây dựng được thói quen phân loại rác. Mặt khác, các cơ sở hạ tầng như: phương tiện vận chuyển, nhà máy và nguồn lực để thu gom, xử lý chất thải phân loại chưa đáp ứng được yêu cầu.
Do đó, để thực hiện hiệu quả chương trình phân loại rác tại nguồn trong thời gian tới cần quan tâm khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên để có những chương trình hành động cụ thể, thiết thực hơn.
Chống rác thải nhựa không chỉ làm cho có phong trào hay làm nửa vời mà cần có sự chung tay của toàn hệ thống chính trị, trong đó nòng cốt là các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương, sự vào cuộc mạnh mẽ của người dân trong thay đổi thói quen sử dụng túi ny-lông, đồ nhựa sử dụng một lần; biến nhận thức thành hành động để cùng chung tay bảo vệ môi trường.
Đ.N