Có khá nhiều người lựa chọn vận chuyển hàng Thái lan về Việt Nam theo đường biển. Tuy nhiên, bạn không nên vội vàng hưởng ứng theo, hãy phân tích kỹ lưỡng ưu nhược điểm của hình thức vận chuyển này để biết nó có phù hợp với mình hay không.
Vận chuyển hàng hóa theo đường biển là gì?
Vận chuyển hàng hóa theo đường biển là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở trên biển để đưa hàng hóa đến địa điểm mong muốn. Phương tiện chuyên chở ở đây có thể là tàu hoặc thuyền, trong khi đó cơ sở hạ tầng là cảng biển, cảng trung chuyển. Nếu muốn vận chuyển hàng hóa giữa hai nước thì hai nước đó buộc phải có cảng biển.
Bạn có thể vận chuyển hàng hóa theo đường biển |
Các cảng biển chính chuyên chở hàng hóa tại Thái Lan
Bên cạnh hàng không thì Chính phủ Thái Lan cũng không ngừng phát triển cảng biển quốc tế. Tại Thái Lan thì Bangkok và Laem Chabang là hải cảng chính với khối lượng hàng hóa được vận chuyển siêu lớn. Nếu chọn vận chuyển hàng Thái Lan về Việt Nam theo đường biển thì bạn sẽ gửi hàng từ 1 trong 2 cảng này.
Cảng biển Bangkok tại Thái Lan
Bangkok lọt vào danh sách 3 cảng biển lớn nhất Đông Nam Á, độ nước sâu không hạn chế nên các tàu lớn có trọng tải cao có thể tiếp cận dễ dàng. Cảng bao gồm 2 bến tàu container, với 15 cầu tàu xếp dỡ, đặc biệt phải kể đến khu bến Klong Boi có diện tích hơn 168 kilomet vuông. Chính vì thế phần lớn hàng hóa từ Thái Lan được vận chuyển theo cảng biển bày.
Cảng biển Laem Chabang tại Thái Lan
Bạn có thể cân nhắc gửi hàng tại cảng biển Laem Chabang, đây là cảng biển có sản lượng khai thác lọt top 20 trên thế giới. Nhờ có cảng biển này mà cảng Bangkok đã được giảm bớt áp tải hàng hóa. Toàn bộ cảng biển gồm có 3 khu vực chính, lần lượt là:
Khu vực 1 với diện tích 1,4km2, độ trước bến 14m, có 11 cầu tàu để phục vụ cho các con tàu có trọng tải từ 30 đến 50 nghìn tấn. Bên cạnh đó khu vực 1 còn có xưởng tàu phục vụ cho nhu cầu sửa chữa và bảo dưỡng.
Khu vực thứ 2 với diện tích 2,05km2, độ sâu trước bến là 16m, có 7 cầu tàu nên có thể phục vụ cho các con tàu trọng tài dưới 80 nghìn tấn.
Khu vực thứ 3 với diện tích hơn 2,56km2, độ sâu trước bến là 18m, 9 cầu tàu, đang trong giai đoạn xây dựng, dự kiến có thể phục vụ cho 8 triệu TEU mỗi năm.
Ưu nhược điểm của hình thức vận chuyển đường biển
Khi vận chuyển hàng Thái Lan về Việt Nam bạn phải cân nhắc ưu nhược điểm của từng hình thức để có sự lựa chọn phù hợp nhất. Đối với hình thức chuyển hàng theo đường biển thì ưu nhược điểm của nó sẽ là:
Ưu điểm nổi bật khi vận chuyển hàng qua đường biển
- Chi phí rẻ, sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ khi nhập hàng.
- Hàng hóa được vận chuyển an toàn bởi trên biển thường có rất ít vụ va chạm tàu.
- Bạn có thể thoải mái vận chuyển các loại hàng hóa khối lượng lớn, có kích thước cồng kềnh.
- Khi lựa chọn phương thức vận chuyển này bạn sẽ không bị hạn chế bởi phương tiện vận chuyển hay công cụ hỗ trợ.
- Bạn sẽ không lo về các sự cố địa hình như khi vận chuyển bằng đường bộ, điều này cũng tương tự như khi vận chuyển qua đường biển.
Đường biển cho phép bạn chuyển hàng khối lượng lớn |
Hạn chế cần cân nhắc khi chuyển hàng qua đường biển
Với đường biển, hàng hóa sẽ được vận chuyển chậm hơn đường hàng không nên bạn cần cân nhắc.
Nếu chẳng may xảy ra sự cố thì hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi môi trường xung quanh là nước.
Nếu vận chuyển hàng vào mùa bão thì đơn hàng có thể bị gián đoạn do yếu tố thời tiết.
Nên vận chuyển mặt hàng nào từ Thái Lan theo đường biển?
Sau khi nhìn nhận kỹ ưu nhược điểm của hình thức vận chuyển bằng đường biển bạn nên xem xét xem mặt hàng của mình có phù hợp hay không. Cụ thể bạn nên chọn đường biển nếu cần vận chuyển càng loại hàng hóa sau:
- Hàng hóa có khối lượng lớn: Hàng hóa khối lượng càng lớn thì chi phí càng cao, chính vì vậy bạn nên chọn các hình thức vận chuyển có chi phí thấp để gửi hàng. Đường biển chính là sự lựa chọn phù hợp cho những ai cần chuyển hàng khối lượng lớn.
- Hàng hóa có kích thước cồng kềnh: Ngoài khối lượng thì hàng hóa sẽ được đo kích thước để tính ra chi phí. Chính vì thế những hình thức có chi phí vận chuyển thấp như đường biển rất hợp với hàng hóa cồng kềnh.
- Hàng hóa không cần gấp: Nếu bạn mua hàng từ thái Lan mà chưa cần dùng gấp, hàng hóa không dễ bị hư hỏng và có thời hạn sử dụng dài thì nên chuyển hàng theo đường biển. Dù bạn cần vận chuyển ít hay nhiều hàng hóa thì hình thức này cũng sẽ giúp bạn giảm bớt chi phí.
Nếu cần chuyển hàng giá rẻ, không cần gấp thì bạn nên chọn đường biển |
Nhìn chung, bạn nên lựa chọn vận chuyển hàng Thái Lan về Việt Nam theo đường biển nếu cần chuyển hàng khối lượng lớn, cồng kềnh. Hiện nay VHE đang là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế, từ đường biển tới hàng không. Bạn nên liên hệ sớm với nhân viên VHE để được tư vấn kỹ lưỡng và báo giá chính xác về dịch vụ chuyển hàng từ Thái Lan về Việt Nam.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin