Sáng kiến Trường học nâng cao sức khỏe lần đầu tiên được WHO, UNESCO và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) nêu rõ vào năm 1995 và được áp dụng tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, rất ít quốc gia thực hiện sáng kiến này trên quy mô lớn và thậm chí có quốc gia đã điều chỉnh theo hệ thống giáo dục của mình.
Sáng kiến Trường học nâng cao sức khỏe lần đầu tiên được WHO, UNESCO và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) nêu rõ vào năm 1995 và được áp dụng tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, rất ít quốc gia thực hiện sáng kiến này trên quy mô lớn và thậm chí có quốc gia đã điều chỉnh theo hệ thống giáo dục của mình.
Một tiết học tại Trường tiểu học Imazato ở Osaka, Nhật Bản vào ngày 7-1-2020. Nguồn: asiatimes.com |
UNESCO và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra 8 tiêu chuẩn toàn cầu cho Sáng kiến Trường học nâng cao sức khỏe - một gói tài nguyên dành cho trường học nhằm cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của 1,9 tỷ trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học. Nhiều trường học trên thế giới phải đóng cửa do đại dịch Covid-19 đã khiến giáo dục bị gián đoạn nghiêm trọng. Ước tính có khoảng 365 triệu học sinh tiểu học không có bữa ăn ở trường và làm tăng đáng kể tỷ lệ căng thẳng, lo lắng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
8 tiêu chuẩn toàn cầu mới sẽ giúp các quốc gia tích hợp việc nâng cao sức khỏe vào dạy và học để giúp học sinh tăng cường sức khỏe và hạnh phúc. TS Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết: “Trường học đóng một vai trò quan trọng đối với hạnh phúc, gia đình và cộng đồng của học sinh. Mối liên hệ giữa giáo dục và y tế chưa rõ ràng. Các tiêu chuẩn toàn cầu này được thiết lập để tạo ra trường học nuôi dưỡng sự giáo dục và sức khỏe, đồng thời trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng về sức khỏe và hạnh phúc, khả năng làm việc và triển vọng cuộc sống trong tương lai”.
Các tiêu chuẩn toàn cầu này đảm bảo tất cả các trường học nâng cao kỹ năng sống, nhận thức, kỹ năng giao tiếp xã hội và lối sống lành mạnh cho học sinh; sẽ được thí điểm ở Botswana, Ai Cập, Ethiopia, Kenya và Paraguay. Sáng kiến Trường học nâng cao sức khỏe đóng góp vào mục tiêu Chương trình làm việc chung lần thứ 13 của WHO là 1 tỷ người khỏe mạnh hơn vào năm 2023 và Chương trình nghị sự năm 2030 về giáo dục toàn cầu do UNESCO điều phối. “Giáo dục và y tế phụ thuộc lẫn nhau đối với tất cả mọi người, được thụ hưởng là quyền cơ bản, cốt lõi của con người và cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Không còn hợp lý và không thể chấp nhận được một trường học không nâng cao sức khỏe. UNESCO kêu gọi các quốc gia khẳng định cam kết và vai trò của mình để biến mọi trường học trở thành trường học nâng cao sức khỏe” - Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azouley cho biết.
UNESCO và WHO sẽ làm việc với các chính phủ để điều chỉnh phù hợp với bối cảnh cụ thể của mỗi quốc gia. Các chương trình dinh dưỡng và sức khỏe học đường hợp lý trong trường học có tác động đáng kể đến trẻ em trong độ tuổi đi học.
Minh Hồng (biên dịch theo who.int)