Từ năm 1808, khi H.Phước Long được nâng lên thành phủ trong cơ cấu hành chánh mới của triều vua Gia Long thì đoạn sông chảy qua phủ Phước Long mới có tên sông Phước Long.
[links()]Từ năm 1808, khi H.Phước Long được nâng lên thành phủ trong cơ cấu hành chánh mới của triều vua Gia Long thì đoạn sông chảy qua phủ Phước Long mới có tên sông Phước Long.
Đua thuyền trên sông Đồng Nai. Ảnh: Nguyễn An |
Nước của sông Ðồng Nai còn được so sánh về chất lượng với những dòng nước vốn danh tiếng Trung Linh, Bạch Hạc (Trung Quốc). Ðặc biệt, cho thấy một điểm nhấn của sông với “thác đá lởm chởm” được biết đến là bậc thềm địa chất cuối khi dòng chảy chuyển mình xuống miệt hạ là thác Trị An hiện nay. Các phụ lưu, chi lưu của sông được biết đến nhiều đã làm cho dòng chảy này vào mùa lụt không mạnh mẽ cho tới khi được Trịnh Hoài Ðức miêu tả.
* Dòng chảy và các chi lưu
Thực ra, từ thế kỷ XX, trên dòng sông Ðồng Nai, đã có những trận bão lụt lớn, nước ngập tràn, bao nhiêu của cải ven sông trôi đi, nhà cửa hư hoại, thậm chí những làng của người Mạ bị cuốn chết nhiều chứ không đơn giản hiền hòa và “không sợ nạn nạn tràn ngập mênh mông, người chết, nhà trôi”.
Trận lụt năm 1952 - Nhâm Thìn trên sông Ðồng Nai được ghi nhận qua những hình ảnh xưa cho thấy cả khu vực phố thị Biên Hòa chìm trong nước lụt, những lồng chợ chỉ nhô phần nóc mái. Trong những lần điền dã ở làng Mạ tại Tà Lài - vùng ven rừng Cát Tiên, bà Ka Bào cho tôi biết: “Lụt năm đó, dân làng nghe tiếng người kêu la của người làng trên bị trôi xuống giữa dòng nước hung dữ, đỏ ngầu rồi hoảng hốt chứ không biết cứu bằng cách nào. Nước ào mạnh bất ngờ trong đêm và kéo dài nhiều ngày, ai cũng sợ”.
Dông dài tên gọi của vùng đất và tên dòng sông với nhiều cách lý giải có những lý thú từ những góc nhìn và chắc chắn còn tiếp tục là vấn đề mở về sau khi các nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực liên quan tiếp cận những nguồn tư liệu mới. |
Sách Ðại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn đề cập đề cập sông Phước Long với miêu tả khá chi tiết với những thông tin trên dòng chảy và các chi lưu từ địa phận của huyện Phước Chính đến khi đổ ra cửa biển: “Sông Phước Long ở cách H.Phước Chính 4 dặm về phía tây nam, là sông lớn của phủ, nên lấy tên phủ gọi tên sông; lại có tên là sông Hòa Quý, tục gọi sông Ðồng Nai. Nguồn ra từ các sách Man mới phụ, chảy 70 dặm, hợp với sông La Nha, lại chuyển sang phía tây, qua núi Thần Qui, bảy thác, gồm 35 dặm, lại chảy 23 dặm đến ngã ba sông Bé, chuyển sang phía đông 23 dặm vào H.Phước Chính làm thành sông Ðông Giang, lại chảy sang phía đông nam có các ngọn Vũng Gấm, Rạch Lăng, Tân Ðịnh, Sa Thạch đổ về, làm thành sông cái. Sông này nước trong và ngọt, là sông có tiếng nhất ở Nam kỳ. Lại chảy vòng làm sông Trúc, sông Bồng và sông Ðồng Bản, gồm 47 dặm, giữa sông lại nổi bãi, có bãi Ngô Châu, bãi Tân Chinh, bãi Tân Trào, bãi Qui Dự (Cù lao Rùa), lại 9 dặm, làm Rạch Cát (Sa hà) trong có bãi Ðại Phố (cù lao Phố); phía nam bãi có ghềnh đá lởm chởm, nước chảy ào ào, thuyền đi phải cần thận lại 10 dặm làm sông An Hòa, H.Long Thành, 8 dặm làm cù lao Cái Tắt, 2 dặm làm sông Lá Bối (Bối Diệp), lại chuyển sang phía tây mà chảy về nam 9 dặm đến sông Thanh Thủy, 1 dặm làm sông Ðồng Môn, 8 dặm làm bãi Muỗi; các bãi đều dân cư trù mật, giữa dòng có đá ngầm; lại 20 dặm đến ngã ba Nhà Bè, hợp với sông Tân Bình H.Bình An, ấy là sông Phước Bình; lại chảy 25 dặm nữa thì chia nhánh vào phủ Phước Tuy làm Vũng Gấm, đầm Nát, sông Ngã Bảy, dọc ngang dằng dịt như mạng nhện, cùng với sông Kí Giang H.Long Thành và sông Hương Phước H.Phước An họp đổ ra biển. Dòng chính thì từ Vũng Gấm chảy về đông, qua 29 dặm đồ ra cửa Cần Giờ…”.
* Từ dòng Ðạ Ðờng của người Mạ
Tư liệu này nhắc đến những phụ lưu, chi lưu của sông Phước Long. Nhà nghiên cứu Trần Hiếu Thuận (bút danh Hoàng Thơ, đã mất) không đồng thuận cách lý giải Ðồng Nai là cánh đồng có nhiều hươu, cho rằng Ðồng Nai bắt nguồn từ tên gọi của dòng sông Ðạ Ðờng của người Mạ qua sự chuyển dịch ngôn ngữ: “Ðồng bào dân tộc Mạ - một cư dân quan trọng ở Ðồng Nai - với địa bàn sinh sống của mình, trong đó có sông Ðồng Nai. Họ đã gọi sông Ðồng Nai là Ðạ Ðờng. Ðạ là nơi xuất phát dòng nước, Ðờng là sông. Từ Ðạ Ðờng có sớm nhất cũng 3 ngàn năm rồi. Và cách đây 300 năm, từ Ðạ Ðờng chuyển thành Ðồng Nai.
Bến tàu chợ cá Biên Hòa ở ven sông Đồng Nai vào đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệu |
Cách lý giải đó tương đồng với cách hiểu về Ðồng Nai của nhà văn Bình Nguyên Lộc: “Riêng ở Biên Hòa thì toàn địa danh của người Mạ mà chúng tôi nghi là hậu duệ của Phù Nam. Tên Ðồng Nai không phải là tên Việt Nam mà là tên của Mạ, họ gọi sông Ðồng Nai là Ðạ Ðờng.
Tác giả Sakaya (người Chăm) trong công trình Văn hóa Chăm - nghiên cứu và phê bình đưa ra ý kiến sông Ðồng Nai như một ranh giới tự nhiên giữa vương quốc Chămpa và Phù Nam. Ðịa danh Ðồng Nai được nhắc đến với một số dữ liệu “Truyện cổ còn ghi lại vua Po Romé (trị vì từ năm 1627-1651) là cư dân của làng Buyl ở Ðồng Nai, nghĩa là một vùng núi mà có nhiều sắc dân không phải là người Chăm sinh sống”… Ðồng Nai là địa danh khá quen thuộc trong lịch sử Chămpa… hoặc “Ðịa danh Ðồng Nai trong địa lý Chămpa được gọi là vùng Ndong Nai. Ðây là “xứ sở thần linh” mà người Chăm gọi là “vùng đất thánh”.
Ðịa chí tỉnh Lâm Ðồng cho biết, thượng nguồn của dòng sông từ Ðạ Dâng (Ðạ Ðờng): Sông Ða Dâng (Ðạ Ðờng) bắt nguồn gần đỉnh núi Chư Yan Kao (2 ngàn m) thuộc xã Ðạ Long (H.Lạc Dương). Sau khi hợp lưu với suối Da Lien Deur về phía tả ngạn, sông Ða Dâng đổ vào hồ Ðan Kia và hồ Suối Vàng. Vượt khỏi thác Ankroet, dòng sông chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Ðến phía tây núi Signere, sông Ða Dâng uốn khúc, chuyển dòng theo hướng bắc nam, chảy dưới cầu Ðạ Ðờng và tiếp nhận suối Cam Ly gần Hòa Lạc (H.Lâm Hà). Qua khỏi thác Ma Bruss, sông Ða Dâng là ranh giới tự nhiên giữa H.Di Linh và H.Lâm Hà. Sau đó, sông Ða Dâng là ranh giới tự nhiên giữa các huyện Di Linh, Bảo Lâm, Cát Tiên với tỉnh Ðắk Lắk; giữa huyện Cát Tiên, Ðạ Tẻh với tỉnh Bình Phước, huyện Ðạ Tẻh, Ðạ Huoai với tỉnh Ðồng Nai. Từ Cát Tiên xuôi về Nam, sông Ða Dâng người Kinh gọi là sông Ðồng Nai.
Khi tìm hiểu các nguồn tư liệu đã công bố, nhiều người có cách lý giải riêng của mình. Có người cho rằng, truy nguyên của tên gọi này là cách gọi của người Mạ - một tộc người đông đảo, sống lâu đời trên vùng đất phía Nam của tỉnh Lâm Ðồng và phía Bắc của tỉnh Ðồng Nai. Khu vực người Mạ sống là rừng núi bạt ngàn và có sông Ðồng Nai chạy qua, len lỏi giữa các cánh rừng. Thậm chí, có những giả thuyết cho rằng, đã từng tồn tại một vương quốc Mạ ở khu vực rừng núi phía Bắc thuộc Ðông Nam bộ trước đây.
Thực ra, ở mỗi đoạn sông chảy qua, người dân có tên gọi khác và cả những thời kỳ, sông cũng được định danh theo tên gọi của vùng đất. Tên của sông Ðồng Nai gắn liền với vùng đất nhiều dấu tích văn hóa của cộng đồng các cư dân từ thời tiền, sơ sử và các thế hệ di dân các nơi tìm đến sau này.
Bài 3: Những dấu tích của người xưa
Ghi chép của Phan Đình Dũng