Báo Đồng Nai điện tử
En

Lớp học ở đồi Mân Côi

09:04, 16/04/2022

Gần 3 năm qua, cứ vào chiều muộn từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần, lớp học yêu thương trên khu đồi Mân Côi (thuộc xã Hố Nai 3, H.Trảng Bom) lại rộn ràng với tiếng đọc chữ của 45 học sinh từ 7-15 tuổi.

Gần 3 năm qua, cứ vào chiều muộn từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần, lớp học yêu thương trên khu đồi Mân Côi (thuộc xã Hố Nai 3, H.Trảng Bom) lại rộn ràng với tiếng đọc chữ của 45 học sinh từ 7-15 tuổi.

Từ 17-19 giờ hằng ngày, các thầy cô giáo tại lớp học yêu thương đồi Mân Côi lại rộn ràng với những tiết học cho trẻ em nghèo. Cô giáo Nguyễn Thị Lệ Thu là người gắn bó với lớp học từ những ngày đầu
Từ 17-19 giờ hằng ngày, các thầy cô giáo tại lớp học yêu thương đồi Mân Côi lại rộn ràng với những tiết học cho trẻ em nghèo. Cô giáo Nguyễn Thị Lệ Thu là người gắn bó với lớp học từ những ngày đầu

Ra đời vào năm 2019, với ban đầu chỉ 6 em học sinh do cô giáo Nguyễn Thị Lệ Thu (ngụ P.Tân Biên, TP.Biên Hòa) đứng lớp, đến nay lớp học yêu thương trở thành nơi tìm kiếm con chữ thân quen của những trẻ em nghèo theo cha mẹ từ các tỉnh miền Tây lên Đồng Nai mưu sinh. Các em đều đã quá độ tuổi đến trường nên các thầy cô giáo tại đây phân thành 2 lớp học riêng biệt. Một lớp vỡ lòng dành cho những em chưa biết chữ, lớp còn lại để dạy các môn học cơ bản từ lớp 1 trở lên.

Tất cả đồ dùng học tập, sách vở, quần áo, bàn ghế… đều do các mạnh thường quân hỗ trợ. Mặc dù còn nhiều thiếu thốn nhưng nơi đây luôn đầy ắp tình thương yêu của thầy trò. Quá trình học tập còn nhiều vất vả song các em luôn cố gắng không ngừng.

Lớp học hiện có 5 giáo viên, tình nguyện viên thay phiên nhau dạy. Họ là các giáo viên, kiến trúc sư trên địa bàn. Các giáo viên, tình nguyện viên luôn nỗ lực giúp trẻ em nghèo nắm được những kiến thức cơ bản, đủ điều kiện để tham gia học tập tại các trường học trên địa bàn. Điều đáng quý, các giáo viên, tình nguyện viên còn vận động phụ huynh, giúp phụ huynh làm giấy tờ để các em học sinh nhập học nếu cần thiết; hỗ trợ chi phí cho các năm học đầu tiên, để các em được tiếp cận với môi trường giáo dục tốt hơn.       

Một số hình ảnh Lớp học ở đồi Mân Côi     

Phần lớn các em đã quá tuổi đến trường, thiếu các giấy tờ và chưa biết chữ nên không được đi học tại các trường trên địa bàn
Phần lớn các em đã quá tuổi đến trường, thiếu các giấy tờ và chưa biết chữ nên không được đi học tại các trường trên địa bàn
2 năm trở lại đây, vì dịch Covid-19 nên cuộc sống của gia đình các em trở nên khó khăn hơn. Các em theo ba mẹ đi làm thuê, thay đổi chỗ ở nên việc học không cố định. Để duy trì lớp học này là sự cố gắng rất lớn của các giáo viên và cả các em
2 năm trở lại đây, vì dịch Covid-19 nên cuộc sống của gia đình các em trở nên khó khăn hơn. Các em theo ba mẹ đi làm thuê, thay đổi chỗ ở nên việc học không cố định. Để duy trì lớp học này là sự cố gắng rất lớn của các giáo viên và cả các em
Lớp học thường bắt đầu vào chiều muộn khi các em vừa theo cha mẹ đi làm thuê tại các xưởng gỗ trở về nhà
Lớp học thường bắt đầu vào chiều muộn khi các em vừa theo cha mẹ đi làm thuê tại các xưởng gỗ trở về nhà
Với nhiều độ tuổi khác nhau, trong lớp có những em đã bước sang tuổi 15 nhưng cũng có em mới 6-7 tuổi. Điểm chung đều vừa mới biết chữ sau thời gian học tập tại đây
Với nhiều độ tuổi khác nhau, trong lớp có những em đã bước sang tuổi 15 nhưng cũng có em mới 6-7 tuổi. Điểm chung đều vừa mới biết chữ sau thời gian học tập tại đây
6. Nhiều em sau khi theo chân cha mẹ làm việc xong là vội vã đến lớp với đôi chân trần, bộ quần áo lấm lem mồ hôi
6. Nhiều em sau khi theo chân cha mẹ làm việc xong là vội vã đến lớp với đôi chân trần, bộ quần áo lấm lem mồ hôi
Được đi học, được gặp gỡ thầy cô, bạn bè là mong mỏi rất lớn của các em học sinh tại lớp học yêu thương đồi Mân Côi
Được đi học, được gặp gỡ thầy cô, bạn bè là mong mỏi rất lớn của các em học sinh tại lớp học yêu thương đồi Mân Côi
Em Trần Văn Sang (Việt kiều Campuchia) dù đã 11 tuổi nhưng vẫn chưa biết chữ với hoàn cảnh rất đặc biệt khi cha bỏ đi từ nhỏ, mẹ bị bệnh ung thư và em gái được gửi người thân nuôi. Dù vậy ước mơ theo đuổi con chữ vẫn luôn cháy bỏng trong em...
Em Trần Văn Sang (Việt kiều Campuchia) dù đã 11 tuổi nhưng vẫn chưa biết chữ với hoàn cảnh rất đặc biệt khi cha bỏ đi từ nhỏ, mẹ bị bệnh ung thư và em gái được gửi người thân nuôi. Dù vậy ước mơ theo đuổi con chữ vẫn luôn cháy bỏng trong em...

Thanh Hải

Tin xem nhiều