Một nhà báo đàn anh về hưu thường hay nhắc nhở tôi, khi viết và chuẩn bị cho đăng một bài báo, nhà báo phải chú ý đến mối quan hệ đạo đức với nhân vật trong tác phẩm của mình. Bởi vì, nhân vật trong tác phẩm báo chí là nhân vật có thật, vì vậy nhà báo cần phải cân nhắc kỹ lưỡng xem nên đưa thông tin gì và không nên đưa thông tin gì, nhất là việc sử dụng hình ảnh của họ.
Một nhà báo đàn anh về hưu thường hay nhắc nhở tôi, khi viết và chuẩn bị cho đăng một bài báo, nhà báo phải chú ý đến mối quan hệ đạo đức với nhân vật trong tác phẩm của mình. Bởi vì, nhân vật trong tác phẩm báo chí là nhân vật có thật, vì vậy nhà báo cần phải cân nhắc kỹ lưỡng xem nên đưa thông tin gì và không nên đưa thông tin gì, nhất là việc sử dụng hình ảnh của họ.
Để làm được điều cơ bản này, khi sáng tạo tác phẩm, nhà báo phải tự đặt ra các câu hỏi như: Viết như thế này có ảnh hưởng gì đến cuộc sống, lợi ích, nhân phẩm của nhân vật không? Đưa bức ảnh này, chi tiết này, tính cách này có gây hại gì cho nhân vật không? Nếu công bố mối quan hệ này có làm phức tạp cuộc sống hằng ngày của nhân vật không? Công chúng liệu có hiểu đúng về nhân vật của mình?... Rồi sau đó tự mình trả lời, chứ không cần chờ người có trách nhiệm duyệt bài “vặn hỏi” khi phát hiện những chi tiết cần làm sáng tỏ.
Chính vì vậy, không ít lần tôi và đồng nghiệp tranh luận đến mức nảy lửa về quan điểm: “Việc đăng phát hình bị can, bị cáo tại các phiên tòa”. Đồng nghiệp của tôi cho rằng, phóng viên nội chính mà duy tình như vậy thì ảnh đâu mà minh họa cho bài viết. Cứ bôi đen hoài mặt nhân vật hoặc chụp sau lưng thì trang báo cũng bị đen theo, đơn điệu, rập khuôn, dẫn tới kém hấp dẫn, nhất là báo khác đăng được sao báo mình lại chọn cách đó?
Vốn hay cãi nên tôi lý luận, thứ nhất như lời đàn anh về hưu đã nói ở trên. Thứ hai, luật và thẩm phán chỉ cho phép nhà báo chụp hình bị can bị cáo tại phiên tòa nhưng không có luật hay quy định nào cho phép nhà báo, thẩm phán truất đi quyền hình ảnh cá nhân của bị can, bị cáo được Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 bảo vệ. Thứ ba, bị can, bị cáo chỉ phạm tội theo những tội danh mà Bộ luật Hình sự quy định, bị Bộ luật Hình sự chế tài nhưng trong các chế tài đó không có quy định nào trong Bộ luật Hình sự và các luật khác có quy định bị can, bị cáo bị truất quyền hình ảnh của cá nhân.
Do đó, tôi quả quyết rằng, nếu nhà báo bỏ qua những nguyên tắc cơ bản này sẽ dễ bị nhân vật phẫn nộ, khiếu nại, người đọc giảm sút niềm tin và e ngại khi tiếp xúc với nhà báo. Lý do họ phản ứng như vậy vì họ cho rằng, nhà báo không có lòng nhân hậu, vị tha, không có kỹ năng biết thông cảm, biết đặt mình vào vị trí của nhân vật để xem xét mọi khía cạnh, cho dù đó là nhân vật chính diện hay phản diện.
Đoàn Phú