Đình Phước Lư ở khu vực Mũi Tàu (P.Quyết Thắng, TP.Biên Hòa) đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây là thiết chế tín ngưỡng dân gian gắn liền với làng cổ Phước Lư - lỵ sở của dinh trấn Biên Hòa xưa. Mặt tiền đình hướng ra sông Đồng Nai xanh mát, hậu đình giáp với đường Cách Mạng Tháng Tám.
Đình Phước Lư ở khu vực Mũi Tàu (P.Quyết Thắng, TP.Biên Hòa) đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây là thiết chế tín ngưỡng dân gian gắn liền với làng cổ Phước Lư - lỵ sở của dinh trấn Biên Hòa xưa. Mặt tiền đình hướng ra sông Đồng Nai xanh mát, hậu đình giáp với đường Cách Mạng Tháng Tám.
Đình Phước Lư được xếp hạng di tích theo Quyết định số 4236/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 10-11-2020 |
Đình thờ thần Thành hoàng và phối tự: Tiên sư, Hậu hiền, Tiền hiền, Thần Nông, Chiến sĩ trận vong… Hằng năm, đình tổ chức lệ Kỳ yên vào ngày 16, 17-11 âm lịch với mục đích cầu hòa bình cho đất nước, bình an cho dân làng và mùa màng bội thu “Quốc thái dân an, Phong điều vũ thuận, Phong đăng hòa cốc”.
Hoành phi, liễn đối, bao lam tiền đình Phước Lư |
Nội đình là công trình kiến trúc nghệ thuật khá độc đáo về chạm khắc gỗ của những nghệ nhân xứ Biên Hòa. Điều này phản ánh qua các hương án, bao lam, hoành phi, liễn đối bằng gỗ trong đình với kỹ thuật chạm lộng tạo hình khối, đề tài khá đa dạng: lưỡng long, tứ linh, chữ Hán, tượng người, tượng thú, hoa văn… Tính dung hợp khá rõ về tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện qua mảng trang trí như bao lam khắc họa 72 học trò tiêu biểu của Nho giáo (Thất thập nhị hiền), điển tích của Đạo giáo (Nhị thập bát tú, Tam thánh, Ngũ hiền, Bát tiên) nhắc nhở con người về sự hiếu học, tu dưỡng đạo đức, hướng đến chân, thiện, mỹ.
Chánh điện đình với hoành phi, bao lam chạm khắc sắc sảo |
Đặc biệt, bốn mặt hương án chính được chạm khắc các mảng đề tài về các anh hùng dân tộc trong sự nghiệp chống ngoại xâm: Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống Hán, Lý Thường Kiệt chống Tống, Lê Lợi kháng chiến chống Minh…
Hươu và cá heo trang trí trên bao lam |
Trên một số bao lam, hình ảnh của muông thú gắn liền với một số điển tích và phản ánh sinh động về thiên nhiên Đồng Nai xưa: nai, hươu, cá heo (cá nược), khỉ, chó, gà, chim sẻ, thỏ…
Hiện nay, đình đã trải qua nhiều lần trùng tu, được bảo vệ tốt, duy trì các sinh hoạt trong đời sống tinh thần của người dân địa phương.
Cán bộ nghiệp vụ bảo tàng tiến hành bảo quản trong chánh điện |
Phan Đình Dũng