Giống cây trồng, vật nuôi nhập khẩu đang chiếm lĩnh thị trường trong nước có nguyên nhân giống ngoại nhập cho năng suất cao, chất lượng đồng đều nên lợi thế cạnh tranh hơn giống sản xuất trong nước.
Giống cây trồng, vật nuôi nhập khẩu đang chiếm lĩnh thị trường trong nước có nguyên nhân giống ngoại nhập cho năng suất cao, chất lượng đồng đều nên lợi thế cạnh tranh hơn giống sản xuất trong nước.
Thực hiện nhân giống trong phòng thí nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Hưng Lộc (H.Trảng Bom). Ảnh: L.Quyên |
Để phát triển mạnh ngành sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, nhà nước cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ đủ mạnh để thu hút DN bắt tay với các nhà khoa học trong tổ chức chọn, tạo giống.
* Nhiều thách thức trong đầu tư sản xuất giống trong nước
Nhằm giảm giá thành sản xuất, nhiều DN, tập đoàn sản xuất vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh rất quan tâm xây dựng các trang trại, nông trường sản xuất giống tại chỗ để cung cấp giống cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn khiến DN chưa mạnh dạn đầu tư.
Từ nhiều năm qua, Công ty TNHH Hạt giống C.P. Việt Nam (Khu công nghiệp Định Quán, H.Định Quán) rất quan tâm đầu tư thêm dự án sản xuất bắp giống tại Việt Nam. Đặc biệt, hiện nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, chi phí tăng cao nên DN đang nỗ lực tăng sản xuất giống ngay tại địa phương nơi DN đặt trụ sở công ty.
Nhưng đến nay, Công ty TNHH Hạt giống C.P. Việt Nam vẫn chưa triển khai được thêm vùng chuyên canh sản xuất giống bắp tại Đồng Nai do chưa có vùng sản xuất đáp ứng về điều kiện sản xuất. Một trong những khó khăn không nhỏ là diện tích sản xuất của nông dân manh mún, nhỏ lẻ; hạ tầng giao thông vào vùng sản xuất chưa được đầu tư; cam kết giữa nông dân và DN chưa có sự ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý nên rủi ro phá vỡ chuỗi liên kết cao…
Công ty TNHH MTV Tám Do (xã Bàu Cạn, H.Long Thành) là một trong số ít DN tư nhân đầu tư trại heo giống với quy mô lớn, công nghệ hiện đại của tỉnh.
Chỉ ra những rào cản đầu tư sản xuất con giống, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tám Do Nguyễn Tấn Hậu cho biết, từ hơn 10 năm trước, DN đã đầu tư vốn lớn để gầy dựng đàn heo giống đầu dòng và sản xuất con giống hậu bị với công nghệ hiện đại. DN cũng đang đầu tư thêm trang trại sản xuất giống hoàn toàn tự động nên rất cần tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Nhưng thực tế, DN rất khó tiếp cận được nguồn vốn vay từ các ngân hàng chứ chưa nói đến nguồn vốn ưu đãi. Nguyên nhân là trong giai đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiều rủi ro như hiện nay, các ngân hàng đang siết lại hạn mức cho vay. DN đang vay với số vốn thấp hơn nhiều so với những năm trước.
* “Bệ đỡ” chính sách phải đủ mạnh
Theo một số DN đầu tư sản xuất giống trên địa bàn tỉnh, nhà nước cần có những chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước vào nghiên cứu, phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Thực trạng Việt Nam chưa phát triển mạnh ngành sản xuất giống vì nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Trong đó, có nguyên nhân đầu tư cho khoa học công nghệ trong nông nghiệp thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực nên thành tựu trong nghiên cứu chọn tạo giống, làm chủ công nghệ giống còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ cho DN đầu tư sản xuất giống chưa được quan tâm đúng mức…
Theo Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành Nông nghiệp trong giai đoạn hội nhập, tỉnh cũng sẽ đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế về giống. Công tác khuyến nông về giống cũng được chú trọng. Trong đó, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ tập trung việc tiếp nhận, chuyển giao quy trình, tiến bộ kỹ thuật sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi mới đã được công nhận từ các viện, trường, trung tâm nghiên cứu; xây dựng mô hình trình diễn đưa các giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả về năng suất, chất lượng vào sản xuất; hình thành hệ thống sản xuất và cung ứng giống cây trồng, vật nuôi phục vụ nhu cầu của tỉnh; xây dựng và triển khai thực hiện các dự án nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh… |
Do đó, DN ngại đầu tư vì rủi ro lớn, nhất là sản xuất được thì giá thành lại cao, không cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại do các nước khác sản xuất và cung ứng.
Đầu tư phát triển về giống cây trồng, vật nuôi trong giai đoạn hội nhập được Đồng Nai đặc biệt chú trọng. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu nhằm nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua đó, tăng nhanh năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất; góp phần thực hiện thành công định hướng cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Cụ thể với trồng trọt, mục tiêu là duy trì tỷ lệ diện tích trồng mới sử dụng giống đúng tiêu chuẩn đạt 100% đối với các cây trồng thế mạnh, chủ lực của tỉnh như: bắp, hồ tiêu, chuối, bưởi, xoài, sầu riêng...
Với chăn nuôi, tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất với heo đạt 98%, gia cầm đạt 90%. Với thủy sản, tỷ lệ sử dụng giống thủy sản nuôi chủ lực như: cá nước ngọt, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh được kiểm soát chất lượng và sạch một số bệnh đạt 45- 50%. 100% cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thực hiện đăng ký kiểm dịch trước khi vận chuyển, lưu thông. Chương trình cũng đề ra các giải pháp đồng bộ để thực hiện chương trình trên.
Lê Quyên