Vào khoảng đầu thế kỷ XX, các chủ tư sản người Pháp đã đặt chân đến miền Đông Nam bộ, trong đó có Đồng Nai để khai thác lâm sản, lập các đồn điền cao su….
Vào khoảng đầu thế kỷ XX, các chủ tư sản người Pháp đã đặt chân đến miền Đông Nam bộ, trong đó có Đồng Nai để khai thác lâm sản, lập các đồn điền cao su…
Khu văn hóa Suối Tre |
Họ đã để lại rất nhiều dấu tích mang phong cách Pháp: đồi Suối Tre (Khu văn hóa suối Tre), đồi SIPH (nhà chủ Công ty Cao su SIPH), nhà thờ 32 mái, Trường tiểu học Ecole (Pháp), vườn cao su xuyên thế kỷ… mà nhiều thế hệ sau còn nhắc đến.
* Suối Tre - “Đà lạt của miền Đông”
Suối Tre nằm lung linh giữa những cánh rừng cao su như một Đà Lạt thu nhỏ, mang đậm phong cách Pháp, được hình thành từ những năm đầu thế kỷ XX, khi các chủ tư sản người Pháp sang Việt Nam lập các đồn điền cao su. Nơi này có khí hậu ôn hòa, địa hình lạ, thiên nhiên ưu đãi, đã giữ chân người Pháp ở lại. Họ tập trung khai thác và lập thành một khu nghỉ ngơi và giải trí rất đặc biệt.
Trên mỗi đỉnh đồi đều được xây một ngôi biệt thự rất khang trang, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi tạo thành khu liên gia cư dành riêng cho các ông chủ đồn điền SIPH. Xung quanh những ngôi biệt thự là bạt ngàn những hàng dương, lúc nào cũng rì rào tỏa bóng mát và có nhiều cây cổ thụ in bóng hàng thế kỷ.
Khu trung tâm là vùng đất bằng phẳng, có hồ tắm, bể bơi, nhà hàng, sân tennis và nhiều trò chơi giải trí khác. Đây là công viên văn hóa đẹp gồm những đồi thấp trồng cỏ, những cây cổ thụ trăm tuổi, những ngôi biệt thự gothique tạo cảm giác vô cùng thoải mái khi đặt chân đến đây.
Nhà thờ Suối Tre |
* Nhà thờ 32 mái
Cạnh Khu văn hóa Suối Tre có một nhà thờ gỗ, được xây dựng vào những 1958-1960 do kiến trúc sư Albert đệ nhị La Mã (2ème prix de Rome) vẽ mẫu, kỹ sư Mattheu thực hiện. Ngôi nhà có kiến trúc độc nhất vô nhị, kết cấu của nhà thờ không hề xây bê tông mà chủ yếu là sắt và gỗ, nhìn thanh mảnh nhưng rất chắc chắn. Nét kiến trúc này, cộng với vị trí của nhà thờ ở Suối Tre, khiến ta có cảm giác đây là một nhà thờ ở miền quê nước Pháp, tạo nên một dáng vẻ trầm mặc, êm đềm.
Nóc nhà thờ lợp bằng thứ ngói đặc biệt màu đỏ, uốn lượn thành 32 mái hình tam giác (đây là nét đặc trưng rất Pháp của nhà thờ này).
Xung quanh nhà thờ được kết cấu những chắn song bằng gỗ dài, chạy thẳng từ mái nhà xuống nền.
Núi Thị |
* Ngôi trường thế kỷ
Ngôi trường mang tên Ecole (1943), do người Pháp xây dựng cùng thời gian họ qua Việt Nam khai thác thuộc địa. Với phương châm “nhà thờ gắn liền với trường học”, ngôi trường được xây dựng cạnh nhà thờ 32 mái do các nữ tu phụ trách.
Sau 1975, ngôi trường tiếp tục được dùng làm cơ sở giáo dục của địa phương. Năm 1992, đạo diễn người Pháp Jean-Jacques Annand đã lấy bối cảnh ngôi trường này để xây dựng bộ phim Người tình. Trải qua bao năm tháng, ngôi trường đã xuống cấp trầm trọng. Năm 2016, chính quyền TP.Long Khánh đã cho xây dựng mới trên nền đất cũ một ngôi trường khang trang mang tên Trường tiểu học Lê Lợi.
* Nhà chủ Công ty Cao su SIPH
Nhà chủ Công ty Cao su SIPH xây dựng trong thời gian từ năm 1930-1937, theo lối biệt thự kiến trúc
Cây cao su 110 tuổi |
Pháp, nằm sừng sững trên đỉnh núi Thị, bốn bên là những vườn cây cao su bạt ngàn. Đây là khu sinh hoạt, làm việc của chủ Công ty SIPH. Biệt thự này được các giới chủ SIPH sử dụng qua nhiều giai đoạn. Từ năm 1954-1975, chính quyền Sài Gòn sử dụng làm cơ sở phục vụ cho hoạt động quân sự. Sau năm 1975, đến nay đã bị hoang phế. Nơi đây từng làm bối cảnh trong phim Ván bài lật ngữa.
Nhà chủ Công ty Cao su SIPH được xây dựng gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa; đặc biệt là các đồn điền cao su của Pháp ở Biên Hòa.
* Vườn cao su xuyên thế kỷ
Được trồng từ năm 1906, bởi những công nhân đồn điền cao su Suzennah, đến nay đã 117 năm. Đây cũng được xem là vườn cao su cổ thụ nhất của ngành cao su Việt Nam, đã trở thành vườn cây cao su lịch sử - sinh thái. Năm 2009, vườn được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh.
Xin hãy một lần đến vườn cao su cổ thụ ở Long Khánh để tìm hiểu, chiêm ngưỡng và cảm nhận về nguốn gốc cây cao su Việt Nam hơn một thế kỷ qua. |
Hoàng Long