Báo Đồng Nai điện tử
En

Nghề nuôi tằm ở Sông Ray

Đăng Tùng
09:33, 23/09/2023

Trong 3 năm trở lại đây, nghề trồng dâu, nuôi tằm đã được nông dân một số xã của H.Cẩm Mỹ chọn để cải thiện thu nhập. Nghề này đòi hỏi người nuôi phải luôn tay luôn chân bên cạnh vườn dâu, trại tằm để chăm sóc, kiểm tra, giữ cho tằm luôn khỏe mạnh, đạt sản lượng khi thu hoạch.

1. Xã Sông Ray có diện tích trồng dâu và số hộ nuôi tằm đông nhất H.Cẩm Mỹ Trong ảnh: Nông dân xã Sông Ray cho tằm ăn dâu
1. Xã Sông Ray có diện tích trồng dâu và số hộ nuôi tằm đông nhất H.Cẩm Mỹ. Trong ảnh: Nông dân xã Sông Ray cho tằm ăn dâu

Trên toàn H.Cẩm Mỹ hiện có hơn 250ha đất trồng dâu, 300 hộ nuôi tằm, chủ yếu tại các xã: Sông Ray, Xuân Đông, Xuân Tây… Trong đó, xã Sông Ray là địa phương có diện tích trồng dâu và số hộ nuôi tằm đông nhất, với 180ha dâu và khoảng 240 hộ nuôi tằm.

2. Nơi nuôi tằm phải đảm bảo độ rộng, thoáng, khô ráo, sạch sẽ
2. Nơi nuôi tằm phải đảm bảo độ rộng, thoáng, khô ráo, sạch sẽ

Để có thể trồng dâu, nuôi tằm, các hộ nông dân phải chuẩn bị sẵn các trại nuôi tằm với nền xi măng, quây lưới xung quanh, trên lợp lá, luôn đảm bảo thoáng khí, sạch sẽ. Diện tích trồng dâu sẽ phụ thuộc vào số lượng tằm nuôi, trung bình mỗi hộp trứng tằm (cho thu hoạch khoảng 45kg kén) sẽ mất khoảng 0,2ha dâu.

3. Để đủ lá dâu cho tằm ăn, ông Lương Văn Sẩy (ngụ xã Sông Ray) phải trồng hơn 2 sào cây dâu trong rẫy nhà
3. Để đủ lá dâu cho tằm ăn, ông Lương Văn Sẩy (ngụ xã Sông Ray) phải trồng hơn 2 sào cây dâu trong rẫy nhà

Sau khi nhận tằm con từ nơi cung ứng (đã được nuôi từ hộp trứng tằm khoảng 10 ngày thành tằm con), người nông dân nuôi khoảng 12 ngày nữa đến khi tằm tạo kén rồi sẽ xuất bán. Để đảm bảo tằm sinh trưởng khỏe mạnh, mỗi ngày, người nông dân phải hái lá dâu, phơi khô, thái nhỏ và cho tằm ăn đều đặn 4 lần, mỗi lần cách nhau 5-6 giờ. Sau mỗi lứa xuất bán, nông dân lại phải phun thuốc, khử trùng, giữ gìn trại sạch sẽ để lứa tằm sau tiếp tục phát triển.

4. Lá dâu sau khi hái được cắt nhỏ ra trước khi cho tằm ăn
4. Lá dâu sau khi hái được cắt nhỏ ra trước khi cho tằm ăn

Để nông dân có thêm kiến thức, kỹ năng trồng dâu, nuôi tằm, Phòng NN-PTNT H.Cẩm Mỹ đã phối hợp với một số cơ sở mở 3 lớp dạy nghề trồng dâu, nuôi tằm cho nông dân các xã: Xuân Đông, Xuân Tây, Sông Ray. Ngoài ra, huyện có một số điểm ung ứng giống, vật tư, bao tiêu sản phẩm kén tằm thuận tiện cho người dân ngay tại 2 xã: Sông Ray và Xuân Đông.           

5. Mỗi ngày, tằm được người dân xã Sông Ray cho ăn 4 cữ lá dâu, cách nhau đều đặn 6 tiếng
5. Mỗi ngày, tằm được người dân xã Sông Ray cho ăn 4 cữ lá dâu, cách nhau đều đặn 6 tiếng
6. Người nuôi có thể đặt khay chờ tằm tự bò vào hoặc trực tiếp lựa những con đủ ngày tuổi đưa vào khay
6. Người nuôi có thể đặt khay chờ tằm tự bò vào hoặc trực tiếp lựa những con đủ ngày tuổi đưa vào khay
7. Trại nuôi tằm phải được giữ sạch sẽ, khô ráo và xịt các loại thuốc khử khuẩn sau mỗi lứa nuôi
7. Trại nuôi tằm phải được giữ sạch sẽ, khô ráo và xịt các loại thuốc khử khuẩn sau mỗi lứa nuôi
8. Không chỉ quét dọn, người nuôi tằm còn kỹ lưỡng căng các tấm lưới bảo vệ con tằm khỏi các loài động vật như: thạch sùng, cóc, chuột…
8. Không chỉ quét dọn, người nuôi tằm còn kỹ lưỡng căng các tấm lưới bảo vệ con tằm khỏi các loài động vật như: thạch sùng, cóc, chuột…
9. Tằm đang tạo kén trong khay, những kén trắng sẽ là sản phẩm được mua lại để tạo thành tơ tằm
9. Tằm đang tạo kén trong khay, những kén trắng sẽ là sản phẩm được mua lại để tạo thành tơ tằm

Đăng Tùng

 

Tin xem nhiều