Báo Đồng Nai điện tử
En

“Vũ điệu” của những ngón tay

Đăng Tùng - Lê Duy
07:25, 21/09/2024

Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai (thuộc Sở Giáo dục và đào tạo) hiện dạy cho học sinh khiếm thị đọc chữ nổi braille, học sinh khiếm thính học ký hiệu tay. Ngôn ngữ ký hiệu này dùng tay để đọc, giao tiếp nên khi các em trò chuyện, các ngón tay di chuyển liên tục như “vũ điệu” của những ngón tay.

Mỗi lớp khiếm thị, khiếm thính ở trung tâm chỉ có khoảng 5-10 học sinh để thầy cô có thời gian kèm cặp từng em.
Mỗi lớp khiếm thị, khiếm thính ở trung tâm chỉ có khoảng 5-10 học sinh để thầy cô có thời gian kèm cặp từng em.

 

Năm học 2024-2025, Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai có 20 lớp gồm 15 lớp bậc tiểu học và 5 lớp bậc trung học cơ sở, tổng số học sinh là 185 em (gồm 75 nữ). Trong đó khuyết tật trí tuệ có 61 em; khuyết tật nhìn có 17 em và khuyết tật nghe - nói có 107 em.

Với các em học sinh khiếm thị (khuyết tật nhìn) và khiếm thính (khuyết tật nghe), khi vào trung tâm, các em mới được dạy các loại ngôn ngữ đặc biệt để đọc sách, giao tiếp. Với các em khiếm thị, dù có thể nghe, nói được bình thường nhưng không để đọc được sách vở; với các em khiếm thính thì dù đọc được, quan sát được nhưng không thể nghe nên cũng chỉ giao tiếp với nhau bằng các cử chỉ cơ thể.

Ngay từ khi các em bước vào bậc tiểu học, các giáo viên của trung tâm phải hướng dẫn các em sờ được sách giáo khoa (chữ nổi braille), sờ chữ, hình, tìm bài học. Học sinh khiếm thị cũng được giáo viên rèn luyện xúc giác để sờ được chữ, sờ được hình và hơn hết là sử dụng các dụng cụ học tập đặc biệt để viết chữ nổi (bảng viết chữ nổi, bút chuyên dụng để viết chữ nổi)…

Tuy mỗi em một hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều có khao khát học chữ, khao khát được giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa và muốn trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, dù việc học chữ nổi, học ký hiệu ngón tay rất vất vả, nhưng bằng sự nhiệt huyết của thầy cô, bằng sự nỗ lực của các em mà các thử thách này đều được các em dần vượt qua.

Một số hình ảnh dạy cho học sinh khiếm thị “Vũ điệu” của những ngón tay

Theo thầy Lưu Văn Thành, phụ trách lớp khiếm thị, để học được bảng chữ nổi braille, mỗi học sinh phải mất khoảng 1 học kỳ.
Theo thầy Lưu Văn Thành, phụ trách lớp khiếm thị, để học được bảng chữ nổi braille, mỗi học sinh phải mất khoảng 1 học kỳ.
Với các em khiếm thị mới ngày đầu vào trung tâm sẽ được làm quen với các chữ nổi braille, ký tự nổi đơn giản.
Với các em khiếm thị mới ngày đầu vào trung tâm sẽ được làm quen với các chữ nổi braille, ký tự nổi đơn giản.
Sau khi các em làm quen với chữ nổi braille sẽ được thực hành viết trên giấy.
Sau khi các em làm quen với chữ nổi braille sẽ được thực hành viết trên giấy.
Học sinh tự kẹp giấy vào 1 bảng có các lỗ để viết chữ nổi braille.
Học sinh tự kẹp giấy vào 1 bảng có các lỗ để viết chữ nổi braille.
Bằng cách sử dụng bút chuyên dụng để đục lỗ vào giấy (được kẹp trong bảng), các em sẽ viết được chữ nổi braille.
Bằng cách sử dụng bút chuyên dụng để đục lỗ vào giấy (được kẹp trong bảng), các em sẽ viết được chữ nổi braille.
Học sinh lớp khiếm thính được giáo viên hướng dẫn cách học bảng chữ cái ngón tay.
Học sinh lớp khiếm thính được giáo viên hướng dẫn cách học bảng chữ cái ngón tay.
Bằng cách thị phạm nhiều lần, giáo viên sẽ giúp các em nhớ các ký tự được thể hiện bằng ngón tay.
Bằng cách thị phạm nhiều lần, giáo viên sẽ giúp các em nhớ các ký tự được thể hiện bằng ngón tay.
Cả cô và trò đều phải rất kiên nhẫn để cùng học và giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu.
Cả cô và trò đều phải rất kiên nhẫn để cùng học và giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Đăng Tùng - Lê Duy

Tin xem nhiều