Tại hội thảo khoa học góp ý dự thảo quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do UBND TP.HCM tổ chức ngày 31-1 mới đây, nhiều chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, hạ tầng giao thông kết nối giữa thành phố với các địa phương trong vùng còn nhiều bất cập.
Theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, hành lang Đông Nam bộ là trục kinh tế chính của vùng, nối từ Tây nguyên qua Bình Dương, Đồng Nai, đến cảng Cái Mép - Thị Vải. TP.HCM đã phát triển (các dịch vụ đô thị, dân cư, khu công nghiệp...) gần lấp đầy đến đường vành đai 2. Do đó, khoảng giữa đường vành đai 3 - TP.HCM và vành đai 4 - TP.HCM là khu vực phù hợp nhất để phát triển công nghiệp, các cơ sở hạ tầng quốc gia và của vùng.
Hiện nay, nhờ hạ tầng được đầu tư phát triển nhanh, đô thị công nghiệp đã lấp đầy đến đường vành đai 3 - TP.HCM ở Bình Dương và Đồng Nai. Đường vành đai 4 - TP.HCM dù chưa thành hình song không gian đang phát triển xung quanh cũng đang dần được lấp đầy. Do vậy, vùng TP.HCM cần thêm 1 đường vành đai 5 để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Tương tự, tỉnh Tây Ninh đề nghị ưu tiên, dành nguồn lực phát triển đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, tuyến đường Xuyên Á, nghiên cứu phát triển đường sắt kết nối các tỉnh, thành lân cận, mở rộng không gian phát triển vùng. Tỉnh Bình Phước đề nghị TP.HCM quan tâm bổ sung cập nhật các tuyến quốc lộ 13b, 13c và 14c trong báo cáo tổng thể quy hoạch…
Đào Lê
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin