Đây là một trong những mục tiêu chính trong nhiệm vụ lập quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 4-2022.
Đây là một trong những mục tiêu chính trong nhiệm vụ lập quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 4-2022.
Cụ thể là để cụ thể hóa phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp kinh tế - xã hội đối với vùng Đông Nam bộ được đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 là vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tập trung phát triển mạnh khoa học, công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, đi đầu trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng kinh tế số, xã hội số, sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, công nghiệp chế biến, chế tạo; tài chính ngân hàng, bất động sản.
Ngoài ra, nâng cao khả năng kết nối hạ tầng vùng, tạo động lực liên kết, lan tỏa thúc đẩy hợp tác và phát triển với đồng bằng sông Cửu Long qua các hành lang N1, N2, đường cao tốc Bắc - Nam, quốc lộ 50; với Tây nguyên qua đường cao tốc TP.HCM - Đà Lạt; với Nam Trung bộ qua đường cao tốc Bắc - Nam và quốc lộ 55. Phát triển chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - TP.HCM - cảng Cái Mép - Thị Vải gắn với hành lang kinh tế xuyên Á. Thúc đẩy phát triển TP.HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế. Tập trung phát triển cảng biển container Cái Mép - Thị Vải thực sự trở thành cảng trung chuyển quốc tế. Nghiên cứu xây dựng thành phố sân bay cửa ngõ quốc tế Long Thành.
Quỳnh Nhi