Những năm trở lại đây, việc trang trí giáng sinh theo mùa là xu hướng được rất nhiều quán cà phê áp dụng hiệu quả để phục vụ nhu cầu khách hàng. Ngay sau lễ hội Haloween, các quán cà phê tại thành phố Biên Hòa cũng đã nhanh chóng thay áo Giáng sinh sớm, trang trí lộng lẫy, thu hút nhiều bạn trẻ “lên đồ” đến check in.
Ở góc cột điện đầu con hẻm 199 Hưng Đạo Vương, phường Trung Dũng, ngay đối diện ga Biên Hòa, có thúng xôi mặn bán hơn 30 năm. Người dân quanh đó vẫn quen gọi với cái tên thân thương là xôi mặn bà Bảy.
Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai (KDTSQTG) là khu dự trữ sinh quyển thứ 580 của thế giới và là một trong 11 KDTSQTG của Việt Nam được được xem là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia và thế giới ở đây có giá trị nổi bật về đa dạng sinh học.
Trong dòng lịch sử 325 năm hình thành và phát triển, vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai lưu giữ nhiều di tích lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật mang đậm dấu ấn thời gian.
Đến chợ Biên Hòa phải thử hàng bánh mì không tên nhưng lại có chả ngon, chất lượng, gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu người dân Biên Hòa. Đó là hàng bánh mì của chị Phượng gia truyền đã hơn 40 năm.
Một trong những món ăn độc đáo và hấp dẫn của người Hoa tại huyện Thống Nhất phải kể đến là món gà luộc ăn kèm với nước chấm củ xá kén, hay còn gọi là củ địa liền. Đây là món ăn truyền thống với hương vị lạ miệng, tinh tế và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
“Robot hoang dã là bộ phim đầy tình người, dù nhân vật chính là một con robot và một chú ngỗng” - đó là nhận xét từ Báo New York Post dành cho tác phẩm hoạt hình mới nhất từ xưởng vẽ DreamWorks.
Núi Chứa Chan hay còn gọi là núi Gia Lào tại huyện Xuân Lộc được mệnh danh là “Đệ nhị Thiên Sơn” là điểm đến quen thuộc của những người yêu thích thiên nhiên, khám phá cảnh quan của núi rừng kỳ vĩ.
Là điểm đến đầu tiên trên cung đường khám phá Vườn quốc gia Cát Tiên, cây Tung cổ thụ hơn 400 năm tuổi với bộ rễ độc đáo trồi lên hẳn mặt đất, thậm chí còn cao hơn đầu người, kéo dài ra hàng chục mét tạo thành thế đứng vững chắc cho cây
Cứ vào mùa mưa hàng năm, những người đam mê môn nghệ thuật chụp ảnh về các loại sinh vật thiên nhiên lại cùng nhau len lỏi vào những cánh rừng sâu, thuộc xã Mã Đà huyện Vĩnh Cửu để săn chụp những bức ảnh đẹp về loài bướm và các sinh vật thiên nhiên.
Tôi nguyên là đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Đồng Nai các khóa XI, XII, XIII, XIV, hiện đang là Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, xin bày tỏ ý kiến của mình về sự việc liên quan đến ngôi nhà cổ của Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh bên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa, mà theo thông tin cho biết có khả năng bị phá để làm con đường ven sông.
Sông Đồng Nai bắt nguồn từ Lâm Đồng, chảy qua Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh rồi đổ ra biển. Dòng sông ấy bắt đầu chảy vào tỉnh Đồng Nai ở xã Đăk Lua, huyện Tân Phú và kết thúc ở huyện Nhơn Trạch đã ghi dấu biết bao cây cầu nối nhịp của cư dân đôi bờ. Mỗi cây cầu đều gắn với lịch sử vùng đất mà nó hình thành.
Trước thông tin Biệt thự cổ Đốc phủ Võ Hà Thanh (hay còn được gọi là nhà lầu ông Phủ) nằm trong phạm vi quy hoạch thực hiện dự án đường ven sông Đồng Nai, nhiều nhà kiến trúc, lịch sử, những hội nhóm yêu thích các công trình lịch sử ở khắp nơi đã tìm đến để chụp ảnh lưu niệm và bày tỏ mong muốn có thể bảo tồn căn biệt thự lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử này.
Nhà thờ giáo xứ Gia Ray thuộc xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc (hay còn được gọi là nhà thờ gỗ Gia Ray) được làm hoàn toàn bằng gỗ, gây ấn tượng với phong cách kiến trúc độc đáo khi không sử dụng bất kỳ một loại ốc vít nào